Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa vật lý: Đặc điểm hoạt động động đất ở khu vực Biển Đông
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở thành lập các danh mục động đất mới và thống nhất (danh mục động đất độc lập và danh mục các nhóm tiền chấn(TC), dư chấn (DC) của các trận động đất mạnh). Danh mục các trận động đất độc lập sẽ được dùng để nghiên cứu đặc điểm hoạt động động đất và đánh giá độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông bằng phương pháp GEV nhằm kiểm tra và so sánh các kết quả đánh giá Mmax cũng như đánh giá tính khả thi của phương pháp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa vật lý: Đặc điểm hoạt động động đất ở khu vực Biển Đông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT VŨ THỊ HOÃN ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC BIỂN ĐÔNG Ngành: Kỹ thuật Địa vật lý Mã số: 9520502 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA VẬT LÝ Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu khí, Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. TSKH. Ngô Thị Lƣ Viện Vật lý Địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. PGS. TS. Phan Thiên Hƣơng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: GS.TSKH. Mai Thanh Tân Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý. Phản biện 2: GS.TS. Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Vƣợng Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Biển Đông là vùng chuyển tiếp giữa mảng biển Philippine ở phía đông, mảng Âu-Á ở phía tây và mảng Australia ở phía đông nam. Sự dịch chuyển của các mảng này với vận tốc khác nhau làm cho khu vực Biển Đông luôn có nguy cơ động đất và sóng thần cao. Nhìn chung, các nghiên cứu về hoạt động động đất khu vực Biển Đông đều chỉ ra rằng khu vực này tiềm ẩn khả năng phát sinh động đất mạnh. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều hoặc còn sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu máy với chu kỳ số liệu không đủ dài, hoặc sử dụng số liệu địa chấn từ các nguồn khác nhau mà chưa có sự thống nhất độ lớn động đất về một thang duy nhất. Để cảnh báo nguy hiểm động đất, sóng thần thì việc tối quan trọng là nghiên cứu đánh giá độ lớn động đất cực đại (Mmax). Nghiên cứu đánh giá Mmax được tiến hành bởi nhiều tác giả bằng các phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả là phương pháp xác suất. Các phương pháp xác suất được sử dụng để đánh giá Mmax trong các nghiên cứu trước đây có hạn chế là không xác định được mốc thời gian dự báo. Điều này sẽ được khắc phục khi sử dụng phương pháp phân bố cực trị tổng quát (GEV). Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông”. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động động đất, đánh giá độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông, nghiên cứu chi tiết một số trận động đất mạnh trên cơ sở danh mục động đất mới và thống nhất cho khu vực Biển Đông. 2 Nhiệm vụ của luận án Đề tài tập trung vào bốn nhiệm vụ chính như sau: - Thành lập danh mục động đất thống nhất khu vực nghiên cứu. - Phân tích các đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông bằng cách xem xét phân bố chấn tâm động đất trong không gian, phân bố động đất cực đại theo thời gian, tần suất xuất hiện động đất, mức đại diện của động đất, tiến trình thời gian động đất. - Nghiên cứu chi tiết và làm sáng tỏ quá trình trong vùng nguồn một số trận động đất mạnh thuộc khu vực Biển Đông. - Đánh giá Mmax cho khu vực Biển Đông bằng phương pháp phân bố cực trị tổng quát. Trên cơ sở các kết quả này, tiến hành so sánh với các kết quả từ các công bố trước đây để kiểm tra tính phù hợp của phương pháp phân bố cực trị tổng quát. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hoạt động động đất và khả năng phát sinh động đất cực đại. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thu thập số liệu: =11,20S-35,5°N; =92,5°E -1320E. + Phạm vi khu vực Biển Đông: =50S-30°N; =100°E -1270E. Điểm mới của luận án - Thành lập được danh mục động đất mới và thống nhất cho khu vực Biển Đông giai đoạn 1900-2017 với độ lớn động đất Mw≥3. - Làm sáng tỏ quá trình trong vùng nguồn của 6 trận động đất mạnh trên cơ sở xem xét phân bố không gian, thời gian của các đám mây dư chấn của chúng. Khẳng định được sự tồn tại của một đứt gãy giả định và phác thảo được ba đoạn đứt gãy giả định khác ở Indonesia. - Đã đánh giá trị độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông trên 3 cơ sở áp dụng quy luật phân bố cực trị tổng quát (GEV) là Mw=8.7 trong vòng 100 năm kể từ năm 2017 với xác suất 0.8. Luận điểm bảo vệ - Tính mới và tính thống nhất của danh mục động đất được thành lập trên cơ sở quy chuẩn độ lớn động đất về một thang đo duy nhất (thang magnitude mômen Mw) cho khu vực Biển Đông giai đoạn 1900 - 2017 (3 ≤ Mw ≤ 8,5). Từ danh mục này cho thấy tính địa chấn khu vực Biển Đông giai đoạn 1900-2017 được đặc trưng bởi mức đại diện động đất Mw=4,7. Phần lớn các trận động đất xảy ra ở trong lớp vỏ Trái đất với độ sâu dưới 75km. Chu kỳ lặp lại động đất mức Mmax 7,5 trong khu vực nghiên cứu là 3-5 năm. - Giá trị độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông được đánh giá bằng phương pháp cực trị tổng quát là Mw = 8,7 trong vòng 100 năm kể từ năm 2017 với xác suất 0,8. Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đây nhưng có thời gian dự báo ngắn và cụ thể hơn. Kết quả đánh giá độ lớn động đất cực đại này là một thông số quan trọng trong đánh giá nguy hiểm sóng thần khu vực Biển Đông. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Danh mục động đất khu vực Biển Đông được thành lập trong luận án vừa có tính khoa học vừa cập nhật đầy đủ số liệu đến hết năm 2017 sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho nhiều nghiên cứu khác nhau như phân vùng động đất, đánh giá nguy hiểm động đất, sóng thần,..v.v. Các kết quả nghiên cứu một mặt đã làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông, mặt khác, chúng là tài liệu tham khảo quan trọng cho nhiều nghiên cứu kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa vật lý: Đặc điểm hoạt động động đất ở khu vực Biển Đông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT VŨ THỊ HOÃN ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC BIỂN ĐÔNG Ngành: Kỹ thuật Địa vật lý Mã số: 9520502 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA VẬT LÝ Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu khí, Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. TSKH. Ngô Thị Lƣ Viện Vật lý Địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. PGS. TS. Phan Thiên Hƣơng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: GS.TSKH. Mai Thanh Tân Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý. Phản biện 2: GS.TS. Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Vƣợng Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Biển Đông là vùng chuyển tiếp giữa mảng biển Philippine ở phía đông, mảng Âu-Á ở phía tây và mảng Australia ở phía đông nam. Sự dịch chuyển của các mảng này với vận tốc khác nhau làm cho khu vực Biển Đông luôn có nguy cơ động đất và sóng thần cao. Nhìn chung, các nghiên cứu về hoạt động động đất khu vực Biển Đông đều chỉ ra rằng khu vực này tiềm ẩn khả năng phát sinh động đất mạnh. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều hoặc còn sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu máy với chu kỳ số liệu không đủ dài, hoặc sử dụng số liệu địa chấn từ các nguồn khác nhau mà chưa có sự thống nhất độ lớn động đất về một thang duy nhất. Để cảnh báo nguy hiểm động đất, sóng thần thì việc tối quan trọng là nghiên cứu đánh giá độ lớn động đất cực đại (Mmax). Nghiên cứu đánh giá Mmax được tiến hành bởi nhiều tác giả bằng các phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả là phương pháp xác suất. Các phương pháp xác suất được sử dụng để đánh giá Mmax trong các nghiên cứu trước đây có hạn chế là không xác định được mốc thời gian dự báo. Điều này sẽ được khắc phục khi sử dụng phương pháp phân bố cực trị tổng quát (GEV). Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông”. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ các đặc điểm hoạt động động đất, đánh giá độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông, nghiên cứu chi tiết một số trận động đất mạnh trên cơ sở danh mục động đất mới và thống nhất cho khu vực Biển Đông. 2 Nhiệm vụ của luận án Đề tài tập trung vào bốn nhiệm vụ chính như sau: - Thành lập danh mục động đất thống nhất khu vực nghiên cứu. - Phân tích các đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông bằng cách xem xét phân bố chấn tâm động đất trong không gian, phân bố động đất cực đại theo thời gian, tần suất xuất hiện động đất, mức đại diện của động đất, tiến trình thời gian động đất. - Nghiên cứu chi tiết và làm sáng tỏ quá trình trong vùng nguồn một số trận động đất mạnh thuộc khu vực Biển Đông. - Đánh giá Mmax cho khu vực Biển Đông bằng phương pháp phân bố cực trị tổng quát. Trên cơ sở các kết quả này, tiến hành so sánh với các kết quả từ các công bố trước đây để kiểm tra tính phù hợp của phương pháp phân bố cực trị tổng quát. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hoạt động động đất và khả năng phát sinh động đất cực đại. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thu thập số liệu: =11,20S-35,5°N; =92,5°E -1320E. + Phạm vi khu vực Biển Đông: =50S-30°N; =100°E -1270E. Điểm mới của luận án - Thành lập được danh mục động đất mới và thống nhất cho khu vực Biển Đông giai đoạn 1900-2017 với độ lớn động đất Mw≥3. - Làm sáng tỏ quá trình trong vùng nguồn của 6 trận động đất mạnh trên cơ sở xem xét phân bố không gian, thời gian của các đám mây dư chấn của chúng. Khẳng định được sự tồn tại của một đứt gãy giả định và phác thảo được ba đoạn đứt gãy giả định khác ở Indonesia. - Đã đánh giá trị độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông trên 3 cơ sở áp dụng quy luật phân bố cực trị tổng quát (GEV) là Mw=8.7 trong vòng 100 năm kể từ năm 2017 với xác suất 0.8. Luận điểm bảo vệ - Tính mới và tính thống nhất của danh mục động đất được thành lập trên cơ sở quy chuẩn độ lớn động đất về một thang đo duy nhất (thang magnitude mômen Mw) cho khu vực Biển Đông giai đoạn 1900 - 2017 (3 ≤ Mw ≤ 8,5). Từ danh mục này cho thấy tính địa chấn khu vực Biển Đông giai đoạn 1900-2017 được đặc trưng bởi mức đại diện động đất Mw=4,7. Phần lớn các trận động đất xảy ra ở trong lớp vỏ Trái đất với độ sâu dưới 75km. Chu kỳ lặp lại động đất mức Mmax 7,5 trong khu vực nghiên cứu là 3-5 năm. - Giá trị độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông được đánh giá bằng phương pháp cực trị tổng quát là Mw = 8,7 trong vòng 100 năm kể từ năm 2017 với xác suất 0,8. Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đây nhưng có thời gian dự báo ngắn và cụ thể hơn. Kết quả đánh giá độ lớn động đất cực đại này là một thông số quan trọng trong đánh giá nguy hiểm sóng thần khu vực Biển Đông. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Danh mục động đất khu vực Biển Đông được thành lập trong luận án vừa có tính khoa học vừa cập nhật đầy đủ số liệu đến hết năm 2017 sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho nhiều nghiên cứu khác nhau như phân vùng động đất, đánh giá nguy hiểm động đất, sóng thần,..v.v. Các kết quả nghiên cứu một mặt đã làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông, mặt khác, chúng là tài liệu tham khảo quan trọng cho nhiều nghiên cứu kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Địa vật lý Kỹ thuật Địa vật lý Địa vật lý Đặc điểm kiến tạo địa động lựcTài liệu có liên quan:
-
205 trang 463 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 419 1 0 -
174 trang 384 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
228 trang 277 0 0
-
32 trang 260 0 0
-
208 trang 244 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 243 0 0 -
27 trang 226 0 0
-
27 trang 215 0 0