Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm một số kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lí Trung học phổ thông

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.51 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm một số kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lí Trung học phổ thông" được nghiên cứu với mục tiêu: Đề xuất được quy trình dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học nhóm và sử dụng quy trình này để thiết kế các tiến trình dạy học ở phần Từ trường và phần Cảm ứng điện từ Vật lí THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm một số kiến thức phần Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lí Trung học phổ thông ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ MINH PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINHQUA SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC NHÓM MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN TỪ TRƯỜNG VÀCẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. LÊ VĂN GIÁO 2. TS. LÊ THANH HUY THỪA THIÊN HUẾ, 2024 Công trình được hoàn thành tại trường………………………….Người hướng dẫn khoa học:Phản biện 1:……………………………………………………Phản biện 2:……………………………………………………Phản biện 3:……………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp……………….Họp tại:………………………………………………………………Vào hồi……giờ……..ngày……….tháng …………năm……………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:…………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………….……………………………………………………………………….………………………………………………………………………. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, để có thể đứng vững và phát triển đòihỏi giáo dục mỗi quốc gia phải cung cấp cho xã hội một nguồn lao động chất lượngcao, đó là những con người vừa có kiến thức khoa học hiện đại vừa có những phẩmchất là năng lực cần thiết. Nghị quyết 29-NQ/TWcủa Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiếnthức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi vớihành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội [12]. Trước yêu cầu đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới một cách căn bản và toàn diệncả về mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Một trong nhữngđịnh hướng quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông là việc chuyển từ dạy họctiếp cận nội dung (học sinh biết được gì?) sang dạy học tiếp cận năng lực của ngườihọc (học sinh học làm được gì từ cái đã biết?). Nghĩa là, chương trình giáo dục phảiđược xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực. Theo đó, mục đích giáo dục không chỉdừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh (HS) những kiến thức mà còn đặc biệt quantâm đến việc phát triển các phẩm chất và năng lực của người học. Một trong nhữngbiện pháp quan trọng để thực hiện đính hướng đó là đưa học sinh vào vị trí chủ thểcủa hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiếnthức, phát triển năng lực trí tuệ. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho HS Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, do đó hầu hết các kiến thức VL phổthông đều được hình thành bằng con đường thực nghiệm ngay cả những kiến thức,định luật được khái quát bằng con đường lí thuyết cũng chỉ trở thành kiến thức khoahọc khi được thí nghiệm kiểm chứng. Như chúng ta đã biết, hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong xã hội và vấnđề hợp tác rất được chú trọng trong cuộc sống xã hội hiện nay. Ở lớp học, quá trìnhhọc tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học.Vì vậy, năng lực hợp táclà một năng lực khá quan trọng trong quá trình học tập trên lớp và trong cuộc sống xãhội của mỗi người. Mỗi người muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì ngườihọc phải trải nghiệm môi trường học tập hợp tác ngày từ trong nhà trường [10]. Pháttriển năng lực hợp tác cho học sinh là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. 1Trong quá trình dạy học, cần tạo môi trường để năng lực hợp tác được phát triển, dạyhọc nhóm là một cách để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Dạy học nhóm là một hình thức dạy học phổ biến. Dạy học nhóm tạo ra môitrường và điều kiện để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Khi dạy học nhóm,các kĩ năng, kiến thức, thái độ của học sinh trong quá trình hoạt động nhóm được bộclộ. Hoạt động nhóm thường xuyên sẽ giúp khuyến khích các hoạt động giao tiếp baogồm việc lắng nghe và phản hồi ý kiến của các thành viên khác, hỗ trợ các thành viênkhi cần thiết, tôn trọng lợi ích và thành tích của các thành viên trong nhóm, khuyếnkhích các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Chính vì thế, trong quá trình hoạtđộng nhóm, năng lực hợp tác của mỗi học sinh dễ dàng được phát triển Từ những lí do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực hợptác của học sinh qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm một số kiến thứcphần Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lí Trung học phổ thông”.2. Mục tiêu của đề tài Đề xuất được quy trình dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho họcsinh qua việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học nhóm và sử dụng quy trình này đểthiết kế các tiến trình dạy học ở phần Từ trường và phần Cảm ứng điện từ Vật líTHPT.3. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lựchợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm và vận dụng quy trìnhđó vào dạy học Vật lí ở trường THPT thì sẽ góp phần phát triển được NLHT cho họcsinh.4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học phần Từ trường và Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPTtrong đó chủ yếu nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực hợp tác cho HS qua việc sửdụng thí nghiệm trong dạy học ...

Tài liệu có liên quan: