Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu quy trình xử lý bã thải cây Gai xanh của Nhà máy sản xuất sợi dệt Thanh Hóa đảm bảo an toàn môi trường

Số trang: 28      Loại file: doc      Dung lượng: 344.50 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu quy trình xử lý bã thải cây Gai xanh của Nhà máy sản xuất sợi dệt Thanh Hóa đảm bảo an toàn môi trường" được nghiên cứu với mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu xử lý hiệu quả số lượng lớn bã thải, giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra loại phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất cây Gai xanh nói riêng và các cây trồng khác nói chung, góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu quy trình xử lý bã thải cây Gai xanh của Nhà máy sản xuất sợi dệt Thanh Hóa đảm bảo an toàn môi trường ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THẾ KHOA NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XỬ LÝ BÃ THẢICÂY GAI XANH CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỢI DỆT THANH HOÁ ĐẢM BẢO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 9.44.03.01TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2024 Công trình được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Như Kiểu 2. TS. Dư Ngọc Thành Phản biện 1: ............................................................. Phản biện 2:.............................................................. Phản biện 3:.............................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp.......Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi......., ngày ...... tháng .... năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia;- Trung tâm Số Đại học Thái Nguyên;- Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN[1]. Nguyễn Thế Khoa, Lê Như Kiểu, Dư Ngọc Thành, Lê Thị Thanh Thủy (2023), Isolation and screening indigenous microorganisms capable of degrading cellulose to treat hemp hurd in Thanh Hoa province (Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật bản địa phân giải xenlulo cao để sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý bã thải cây Gai xanh tại Thanh Hóa), Tạp chí Khoa học - Đại học Tân Trào, Tập 9, Số 1 - 1/2023, Tr 171 -180.[2]. Nguyễn Thế Khoa, Lê Như Kiểu, Dư Ngọc Thành, Lê Thị Thanh Thủy (2023), Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật cố định Nitơ, phân giải lân từ đất nhằm xử lý bã thải cây Gai xanh trồng tại Thanh Hóa, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 7 - 4/2023, Tr 50 - 53.[3]. Nguyễn Thế Khoa (2023), Nghiên cứu xử lý bã thải Gai xanh trong sản xuất sợi dệt thành phân hữu cơ tại tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí Khoa Học Đất, Số 72/2023, tr 38-45. 1 MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề Trong quá trình sản xuất, lượng bã thải từ việc nghiền cây Gaixanh lấy sợi là rất lớn. Tuy là phế thải nhưng trong bã cây lại cónhiều chất hữu cơ bổ béo mà cây Gai xanh đã hút từ đất nhưprotêin, lipít, các chất khoáng, vitamin... Mỗi năm 1ha cây Gai xanh cần lượng phân bón hóa học vàokhoảng 1,9 tấn. Với diện tích 460 ha trồng Gai xanh và còn phát triểnhơn nữa trong thời gian tới thì nhu cầu phân bón của nông dân là rất lớn. Chính vì vậy, đề tài luận án “Nghiên cứu quy trình xử lý bãthải cây Gai xanh của nhà máy sản xuất sợi dệt Thanh Hoá đảmbảo an toàn môi trường” được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu xửlý hiệu quả số lượng lớn bã thải, giảm ô nhiễm môi trường và tạo raloại phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất cây Gai xanh nói riêng vàcác cây trồng khác nói chung, góp phần sản xuất nông nghiệp theohướng kinh tế tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn tận dụng hiệu quả chất thải nôngnghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suấtcây trồng và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.2. Đóng góp mới của luận án - Phân lập và tuyển chọn được 02 chủng xạ khuẩn có khả năngphân giải xenlulo cao phù hợp để xử lý bã thải trồng cây gai xanhlàm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Các chủng này đãđược định tên đến loài bằng phân tích trình tự 16S – rARN. - Phân lập và tuyển chọn được 03 chủng vi khuẩn cố định nitơ,phân giải phốt phát vô cơ khó tan, kích thích sinh trưởng có hoạt tínhsinh học cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Thanh Hóađể sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh - Đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh từ cácchủng vi sinh tuyển chọn được và quy trình sử dụng chế phẩm vi sinhđể xử lý bã thải trồng cây Gai xanh thành phân bón hữu cơ vi sinh đạttiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải bón cho câyGai xanh, giúp giảm ô nhiễm môi trường do tái sử dụng bã thải dưthừa sau sản xuất thành sản phẩm có ích. 2 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan về cây Gai xanh Cây Gai xanh (Boehmeria nivea L. Gaud) tên tiếng Anh làGreen Ramie, Chinese grass, thuộc họ Gai xanh (Urticaceae), là loạicây song tử diệp, đâm chồi lưu niên, cao 0,9 - 2,1m, cây lưỡng tính,thụ phấn nhờ gió. Là loài lưỡng bội với 2n=14 (Balakrishna Gowda,2010). Toàn bộ cây Gai xanh gồm có 2 phần liên quan mật thiết: bộphận khí sinh và bộ phận địa sinh. Bộ phận khí sinh gồm có các thânkhí sinh, cành, lá, hoa, quả; bộ phận địa sinh gồm có các loại thânngầm và các loại rễ (Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, 2003). Mặt cắt ngang sợi Gai xanh có hình hơi dẹt, hình dạng khôngđều, có vách dày và thon nhọn ở 2 đầu. Sợi Gai xanh là loại sợi có giá trị vì nó mịn, bóng, độ bền cao,chịu lực tốt, chịu ẩm tốt và có khả năng trộn với tất cả các loại sợi tựnhiên và nhân tạo khác. Sợi Gai xanh kháng lại các hoạt động hóahọc tốt hơn so với các loại sợi khác và ít chịu ảnh hưởng của vikhuẩn, nấm bao gồm cả nấm mốc. Tuy nhiên, sợi Gai xanh cũng chịuảnh hưởng bởi một số sinh vật trong điều kiện nóng và ẩm. Gai xanh là một trong những cây lấy sợi từ vỏ rất có giá trị vì sợiGai xanh có nhiều đặc tính quý và do đó có nhiều công dụng quantrọng. Sợi Gai xanh là loại sợi dệt cổ xưa nhất, được sử dụng từ thờitiền sử ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, được nhắc đến và ngợi catrong nhiều bài thơ cổ (Sanskrit) (Brink M. và ...

Tài liệu có liên quan: