Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 780.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường. Xây dựng thang đo mới để đo lường tính thích hợp và tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------&&&------- LÊ VŨ NGỌC THANHĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM Ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp.HCMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Hữu Đức 2. PGS.TS. Huỳnh Đức LộngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấpTrường họp tại:Vào hồi: giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện:PHẦN GIỚI THIỆU1. Lý do chọn đề tàiĐề tài “Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam”được tác giả lựa chọn để làm luận án tiến sĩ vì ba lý do sau:Thứ nhất, Giá trị hợp lý (GTHL) là cơ sở đo lường khắc phục các nhượcđiểm của các cơ sở đo lường khác và được đa số các quốc gia trên thế giớiáp dụng. Cairns (2006) cho rằng GTHL ngày càng chiếm vai trò quan trọngtrong IFRS với nhiều cách thức sử dụng khác nhau như để đo lường banđầu, đo lường sau ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu và để đánh giá tổnthất. Vì vậy, hiện nay, GTHL đã được thừa nhận và áp dụng ở 132 quốc giatheo khảo sát của IASB năm 2015Thứ hai, VN chưa áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Luật kế toánVN 2015 đã đề cập đến sử dụng GTHL để đánh giá lại tài sản và nợ phải trảtại ngày lập báo cáo [Luật kế toán 2015. Điều 6, Điều 28]. Tuy nhiên, vềphạm vi áp dụng GTHL của VN so với quốc tế cho thấy GTHL ở VN đượcsử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ ban đầu, để đánh giá tổn thất màkhông áp dụng cho đo lường sau ban đầu như chuẩn mực kế toán quốc tế(viết tắt IFRS) - chuẩn mực được đa số quốc gia lựa chọn và áp dụng. Điềunày dẫn đến sự khác biệt trong BCTC của VN và đa số các quốc gia khác.Thứ ba, do sức ép của hội nhập kinh tế thế giới ở VN. Để hội nhập kinh tếquốc tế thì trước tiên Việt Nam (VN) cần gia tăng mức độ hòa hợp giữa cácquy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là vềphương diện đo lường, cụ thể cần phải áp dụng GTHL cho đo lường sauban đầu. Hiện tại, Bộ tài chính VN đang mong muốn đẩy mạnh hơn nữaviệc hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó vấn đề chính là áp dụng IFRS. VàGTHL được xác định là một thách thức trong việc chấp nhận IFRS tại cácquốc gia, kể cả VN (Chris Fabling, 20161).1 Chuyên gia cao cấp Ngân hàng thế giới. Phát biểu tại Hội thảo IFRS – Địnhhướng và lộ trình áp dụng tại VN tại TP.HCM ngày 21/12/2016. 1Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về GTHL ở VN còn khá khiêm tốn, đặcbiệt chưa có nghiên cứu đi sâu vào việc áp dụng GTHL cho đo lường sauban đầu. Vì vậy, luận án này được thiết kế để đánh giá sự cần thiết và khảnăng áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu trong kế toán VN để đưa ranhững định hướng về việc áp dụng GTHL trong kế toán VN.2. Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứuTheo lý thuyết thể chế (institutional theory), một thể chế sẽ ban hành cácquy định mới nếu có sức ép phải áp dụng hoặc tự nguyện ban hành do nhậnthấy đó là một quy định tốt cần thiết phải áp dụng. Vì vậy để đánh giá liệuGTHL cho đo lường sau ban đầu có nên được áp dụng ở VN hay không,trước tiên, luận án sẽ đánh giá vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhậpquốc tế về kế toán để đánh giá liệu có sức ép phải áp dụng GTHL haykhông và sau đó chứng minh GTHL có phải là một cơ sở đo lường tốt cầnthiết phải áp dụng hay không. Bên cạnh đó, luận án cũng đánh giá khả năngáp dụng GTHL trong thực tế thông qua khả năng đo lường đáng tin cậy củaGTHL ở VN, mức độ ủng hộ áp dụng GTHL ở VN, đồng thời nhận diệncác nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL để nhận diệnnhững lý do, đặc điểm của doanh nghiệp (DN) ủng hộ/không ủng hộ ápdụng GTHL vào VN. Cụ thể các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứuđược đặt ra như sau: (1). Làm rõ vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kếtoán tại VN.Mục tiêu nghiên cứu 1 sẽ được giải quyết thông qua câu hỏi nghiên cứu 1:GTHL có ảnh hưởng trọng yếu đến sự hòa hợp giữa quy định về đo lườngcủa VN và chuẩn mực kế toán quốc tế không?(2). Làm rõ sự cần thiết của việc áp dụng GTHL vào VNMục tiêu nghiên cứu 2 sẽ được trả lời thông qua câu hỏi nghiên cứu 2:GTHL có giúp cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng BCTC ởVN không?(3). Làm rõ khả năng áp dụng GTHL ở VN 2Mục tiêu nghiên cứu 3 sẽ được giải quyết thông qua ba câu hỏi:Câu hỏi nghiên cứu 3: GTHL ở VN có thể đo lường một cách đáng tin cậykhông?Câu hỏi nghiên cứu 4: Người lập BCTC và người sử dụng BCTC có ủng hộáp dụng GTHL ở VN không?Câu hỏi nghiên cứu 5: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ápdụng GTHL ở VN?3. Phương pháp nghiên cứuĐể đánh giá vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toánluận án thực hiện đo lường chỉ số hòa hợp trước và sau khi điều chỉnh ảnhhưởng của GTHL. Chênh lệch chỉ số chính là mức độ tác động của GTHLđến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế vềphương diện đo lường. Dữ liệu nghiên cứu là IFRS, VAS và hướng dẫn kếtoán của VN.Để đánh giá sự cần thiết cũng như khả năng áp dụng GTHL ở VN luận ánthực hiện phân tích quan điểm của nhà đầu tư (NĐT) và nhà quản lý DN(NQL) ở VN.Như vậy luận án thực hiện hai nghiên cứu độc lập để giải quyết các vấn đềnêu trên:Nghiên cứu 1 – Mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quyđịnh của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về phương diện đolường. Nghiên cứu 1 sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu 1.Nghiên cứu 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL củacác DN VN. Nghiên cứu 2 trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 và 5.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu:Trong nghiên cứu 1 đối tượng ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: