Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách thuế thu nhập; Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thuế thu nhập đối với phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Thực trạng chính sách thuế thu nhập của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ NGUYỄN NGỌC MINH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023 Công trình được hoàn thành tại VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Tất Thắng TS. Lê Hải Mơ Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại ……………………………………………………………………………….. vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Viện Chiến lược Phát triển - Thư viện Quốc gia LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mọi quốc gia, thuế là nguồn thu cơ bản nhất của ngân sách nhà nước (NSNN), là nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Trong chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập (TN) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, thuế TN chiếm tỷ trọng trung bình khoảng hơn 18% trong tổng thu NSNN giai đoạn 2016-2021. Chính sách thuế TN bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau nhằm phù hợp hơn với các biến động của nền kinh tế vĩ mô, đem lại nguồn thu cơ bản cho NSNN và hơn hết là đảm bảo sự thích ứng trước những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại cho Việt Nam những thách thức nhất định. Trước tiên, là những thách thức trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết. Những đòi hỏi đầu tiên về các cam kết thuế trong quá trình hội nhập là sự cắt giảm dần các loại thuế quan, bao gồm: thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Điều đó tạo ra sự bình đẳng cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong một sân chơi chung của các quốc gia trong hiệp định. Song, đứng trên góc độ lợi ích quốc gia trong ngắn hạn, việc cắt giảm thuế quan đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu NSNN. Điều đó tạo ra áp lực cân đối nguồn thu lên thuế TN. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thuế TN có tác động không nhỏ đến việc thu hút dòng vốn đầu tư và lao động quốc tế, đồng thời cũng là loại thuế chịu sự chi phối lớn của các cam kết song phương, đa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương đã ký kết, tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều biến động theo các chiều hướng, như: (i) Đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài và sự tham gia đa dạng của các doanh nghiệp (DN), công ty đa quốc gia. Điều đó góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng phát triển song cũng đặt ra các vấn đề về liên kết, chuyển giá trốn thuế; (ii) Vấn đề cạnh tranh thuế thông qua giảm thuế suất thuế TN, nhất là thuế TNDN để thu hút các khoản đầu tư. Mức thuế TNDN 20% của Việt Nam có thể coi là khá hấp dẫn DN FDI khi thấp hơn Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines, nhưng nếu tính cả các ưu đãi miễn, giảm thuế mà các quốc gia này đang thực hiện, thì mức thuế suất 20% của Việt Nam chưa hẳn còn hấp dẫn. Bên cạnh đó, trong xu thế áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu buộc Việt Nam cần có những điều chỉnh chính sách thuế TN phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo giữ chân các nhà đầu tư lớn cũng như sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; (iii) Đặt ra yêu cầu sự hợp tác về thuế giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thông qua việc hợp tác ký kết các Hiệp định song phương hay đa phương về tránh đánh thuế trùng; (iv) Sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh mới như thương mại điện tử (TMĐT) đã tạo ra không ít thách thức cho cơ quan quản lý thuế trong việc hoàn thiện chính sách và quy trình thu thuế để phát hiện bản chất của các giao dịch, nắm được thông tin người nộp thuế (NNT), căn cứ tính thuế,… nhằm thu kịp thời thuế TN từ hoạt động này. Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề nảy sinh, đòi hỏi chính sách thuế TN của Việt Nam phải giải quyết hài hòa các xung đột như: (i) cân đối nguồn thu cho NSNN nhưng vẫn phả ...

Tài liệu có liên quan: