Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu là tác động của chính sách tiền tệ đối với các biến số kinh tế vĩ mô sử dụng mô hình tổng quát động ngẫu nhiên; Phân tích, đánh giá phản ứng của các biến số vĩ mô với các cú sốc khác nhau, trong đó bao gồm các cú sốc chính sách tiền tệ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE) 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính sách tiền tệ có những tác động mang tính đa chiều, phức tạp đến các biếnsố vĩ mô. Khi các biến số kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ tác động qua lại lẫn nhaucó tính nhân quả một cách tổng quát (toàn diện), sự vận động của nền kinh tế có thểđược xem như là một quá trình chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác theo thờigian. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế luôn tồn tại những yếu tố bất ngờ được tiếp cậnnhư các cú sốc ngoại sinh. Do đó, để đánh giá những tác động đa chiều này cũng nhưphân tích các chính sách tiền tệ trong một môi trường với nhiều cú sốc khác nhau yêucầu một mô hình kinh tế vĩ mô với yếu tố chính sách tiền tệ mang tính động (dynamic),tổng quát (general) và sai số (stochastic). Mô hình DSGE sử dụng lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại để giải thích và dự đoánnhững chuyển động đồng thời của các chuỗi thời gian qua chu kỳ kinh doanh. Đặcđiểm chung của lớp những mô hình này là các quy tắc ra quyết định của các cá thể kinhtế được rút ra từ những giả định về sự ưa thích (preferences), công nghệ, thông tin vàchính sách tài khóa, tiền tệ bằng cách giải bài toán tối ưu hóa liên thời gian(intertemporal optimization). Các nghiên cứu về chính sách tiền tệ áp dụng mô hìnhDSGE theo trường phái New Keynes được xây dựng và áp dụng dựa trên yếu tố đặcthù của nền kinh tế cũng như khung khổ chính sách tiền tệ của các ngân hàng trungương. Các nghiên cứu đối với Mỹ và một số nền kinh tế phát triển chủ yếu áp dụng môhình DSGE với một số đặc thù như công cụ chính sách tiền tệ truyền thống là lãi suấthay cơ chế tỷ giá được mặc định là linh hoạt, thả nổi. Hầu như có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này sử dụng mô hình New KeynesDSGE cho Việt Nam. Một số mô hình còn mang tính cơ bản và phổ quát cao, theo đókhông phản ánh được những yếu tố đặc thù của Việt Nam. Do đó, để nghiên cứu, phântích về chính sách tiền tệ Việt Nam cũng như tạo nền tảng cho cách tiếp cận chính sáchtiền tệ theo một khuôn khổ mang tính khoa học, cần nghiên cứu, xây dựng và áp dụngmô hình tổng quát động ngẫu nhiên với yếu tố tiền tệ mang đặc điểm Việt Nam. Vìvậy, nghiên cứu sinh chọn chủ đề: “Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế -Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)” làm đề tàiluận án của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu là tác động của chính sách tiền tệ đối với cácbiến số kinh tế vĩ mô sử dụng mô hình tổng quát động ngẫu nhiên. Thứ nhất, mục tiêuquan trọng của luận án là tập trung nghiên cứu, áp dụng khung khổ mô hình cấu trúcDSGE theo trường phái New Keynes và mô hình bán cấu trúc theo trường phái NewKeynes với đặc trưng Việt Nam. Thứ hai, luận án sử dụng các mô hình này để: (i) phântích, đánh giá phản ứng của các biến số vĩ mô với các cú sốc khác nhau, trong đó baogồm các cú sốc chính sách tiền tệ; (ii) thực hiện phân tích chính sách, trong đó so sánh 2các cơ chế điều hành khác nhau. Từ đó, luận án đề xuất về việc phát triển nghiên cứu,ứng dụng mô hình DSGE tại Việt Nam, cũng như đưa ra kiến nghị liên quan đến chínhsách tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định biến động kinh tế. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Tác động của chính sách tiền tệ (lãi suất, cung tiền) lên các biến số vĩ mônhư sản lượng kinh tế và lạm phát là như thế nào, đặc biệt khi nền kinh tế tồn tại tìnhtrạng ràng buộc tài chính. Mặt khác, tình trạng ràng buộc tài chính trong nền kinh tế cóảnh hưởng như thế nào đến tác động của chính sách tiền tệ? (2) Các cách thức điều hành chính sách tiền tệ khác nhau có tác động như thế nào đếnmục tiêu ổn định biến động kinh tế vĩ mô? (3) Các cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến phản ứngcủa các biến số vĩ mô với các cú sốc? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: quan hệ giữa công cụ chính sách tiền tệ, biếnsố kinh tế vĩ mô và các cú sốc, cụ thể là sản lượng GDP và lạm phát CPI của Việt Namthông qua mô hình lý thuyết kinh tế DSGE. Luận án tập trung xây dựng mô hình kinhtế với đặc thù riêng của Việt Nam như một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, có độ mởlớn và với khung khổ điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Xây dựng mô hình DSGE và mô hình bán cấu trúc với đặctrưng của nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, cụ thể: (1) Mô hình DSGE với hai loại hình hộ gia đình đại diện: (i) hộ gia đình khôngbị giới hạn (trong tiếp cận) tài chính, và (ii) hộ gia đình bị giới hạn (trong tiếp cận) tàichính. Cấu trúc mô hình sẽ cho phép giải thích tác động của chính sách tiền tệ khi Ngânhàng trung ương sử dụng cả công cụ về lượng (cung tiền) và giá (lãi suất). (2) Xây dựng một mô hình bán cấu trúc theo trường phái New Keynes cho nềnkinh tế mở với đặc điểm chính sách tiền tệ của Việt Nam cụ thể như khung khổ chínhsách tiền tệ đa công cụ (lãi suất, tỷ giá) và đa mục tiêu (ổn định lạm phát, ổn định sảnlượng kinh tế và ổn định tỷ giá). Đặc biệt, mô hình phản ánh được cơ chế điều hành tỷgiá thả nổi có quản lý của Việt Nam. - Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu chính sách tiền tệ, kinh tếvĩ mô đối với Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong mô hình là số liệu vĩ mô, tiền tệ củaViệt Nam và Mỹ từ giai đoạn 2001 – 2018 (trước giai đoạn đại dịch Covid-19). 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tại bàn: Nghiên cứu tại bàn về tổng quan nghiên cứuvề chính sách tiền tệ, kin ...

Tài liệu có liên quan: