Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác động của việc làm không phủ hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo tới suất sinh lời từ giáo dục. Luận án chỉ nghiên cứu góc độ cá nhân.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ THỊ BÍCH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀMKHÔNG PHÙ HỢP TỚI SUẤT SINH LỜI TỪ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TOÁN KINH TẾ Mã số: 9310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN QUANG DONG 2. TS. TRẦN QUANG TUYẾNPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học kinh tế quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024 Có thế tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia- Thư viện Đại học kinh tế quốc dân 1 MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội vì giáodục tạo ra nguồn nhân lực phù hợp cho mỗi quốc gia, từ đó hình thành nên vốn xãhội và vốn con người (Lau và cộng sự, 1993; Moock và cộng sự, 2003; Hanushekvà Woessmann, 2020). Quá trình đào tạo thường đem lại lợi ích cho chính đấtnước đó, các cơ sở giáo dục và cá nhân được đào tạo. Những lợi ích mà giáo dụcmang lại cho mỗi cá nhân và xã hội thường được nêu ra cùng với khái niệm suấtsinh lời từ đầu tư cho giáo dục. Chủ đề liên quan đến suất sinh lời từ đầu tư chogiáo dục đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm cuối thập kỷ 1950.Các quốc gia và các tổ chức dựa vào suất sinh lời từ giáo dục để đưa ra các quyếtđịnh chính sách vĩ mô, quỹ đầu tư cho giáo dục cũng như các chương trình cảicách giáo dục (Staff, 2002). Đối với cá nhân, những người có trình độ học vấncao thường có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn, ít bị thất nghiệp, và làm việctrong những nghề nghiệp danh giá hơn người có trình độ học vấn thấp, đó là mộtđộng lực thúc đẩy đầu tư cho giáo dục (Psacharopoulos và Patrinos, 2004; Orleyvà Card, 1999; Haanwinckel, 2023). Những bằng chứng tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi lại đưa ranhững khía cạnh khác nhau về suất sinh lời từ giáo dục. Đối với nhóm lao độngcó thu nhập trung bình, tác động của việc làm đúng ngành nghề hay không đúngngành nghề tới thu nhập không có nhiều dấu hiệu rõ ràng (Nguyen và cộng sự,2021). Nhưng lại có bằng chứng rõ ràng về tác động của việc làm đúng ngànhnghề tới thu nhập của lao động trẻ: đúng ngành nghề sẽ có thu nhập tốt hơn (Shevà cộng sự, 2023; Le và cộng sự, 2022). Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổicủa suất sinh lời từ giáo dục có thể kể tới như sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trênthị trường của các nước đang phát triển (Jan và cộng sự, 2012; Jian và cộng sự,2021; Moock và cộng sự, 2003); sự không ăn khớp giữa hệ thống giáo dục và nhucầu của thị trường - nhất là trong bối cảnh bùng nổ về cả hợp tác quốc tế lẫn kinhdoanh trên nền tảng điện tử (Griffin và cộng sự, 2012; Haanwinckel, 2023). Sựchênh lệch giữa cung và cầu về lao động dẫn đến việc giảm mức độ phù hợp củalao động - thể hiện qua việc những ngành nghề được phát triển trong thời điểmhiện tại cần nhiều lao động hơn những ngành nghề truyền thống, do đó, có sự dịch 2chuyển ngầm và người lao động lại phải tự trang bị các kiến thức cần thiết (LêQuốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2018; UNDP, 2018; Khuc và cộng sự, 2022).Do đó, ở tầm vĩ mô, nền kinh tế phải đối mặt với vấn đề sử dụng kém hiệu quảnguồn lực cơ bản - đó là vốn con người, đồng thời nền kinh tế phải đối mặt vớiviệc phải phân bổ lại nguồn lực. Ở tầm vi mô, người lao động làm công việc khôngphù hợp thường có thu nhập thấp hơn và mức độ hài lòng với công việc thấp hơnso với người cùng trang lứa có việc làm phù hợp (Mateos-Romero và Salinas-Jiménez, 2018; Allen và Van der Velden, 2001; Kim và Choi, 2018). Việc làm không phù hợp được phân thành hai loại: việc làm không phùhợp theo chiều dọc và việc làm không phù hợp theo chiều ngang (Sloane, 2020).Việc làm không phù hợp theo chiều dọc dựa trên đối chiếu trình độ, bằng cấp,hoặc kỹ năng của người lao động với yêu cầu của công việc. Việc làm khôngphù hợp theo chiều ngang dựa trên đối chiếu lĩnh vực chuyên môn/nghề đãđược đào tạo của người lao động với nghề nghiệp hiện tại. Theo lý thuyết vốncon người, thêm số năm đi học người lao động sẽ được tăng kiến thức, kỹ năng vàkhả năng giải quyết vấn đề, từ đó tăng năng suất và tăng thu nhập (Finnie vàFrenette, 2003). Nhưng người lao động làm việc không phù hợp với đào tạo sẽkhông thể sử dụng hết những kỹ năng đã được đào tạo của họ vào công việc vàngười sử dụng lao động sẽ không trả tiền công cho những kỹ năng không được sửdụng đến này. Do đó, người lao động làm việc không phù hợp với lĩnh vực đàotạo nói chung sẽ bị trả lương thấp hơn so với người cùng trang lứa làm việc phùhợp với đào tạo (Robst, 2007b; Wolbers, 2003). Như vậy, người lao động làmviệc không phù hợp với trình độ và chuyên môn đã được đào tạo là một sự lãngphí cho cả cá nhân và xã hội. Hệ lụy của tình trạng này là không tốt đứng trêngóc độ hiệu quả của giáo dục cũng như đóng góp của người lao động cho nềnkinh tế. Do đó, việc nhận diện thực trạng này và tìm hiểu ảnh hưởng của việclàm không phù hợp với giáo dục tới thu nhập của người lao động là rất cầnthiết. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về việc làm không phù hợp đượcthực hiện ở các nước phát triển nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề nàytại các nước đang phát triển. Chua và Chun (2016) cho rằng kết quả nghiên cứutừ các nước Tây Âu phát triển có thể có những điểm khác với các nước đangphát triển, nhất là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi vì một số lý do như(1) chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị tr ...

Tài liệu có liên quan: