Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.45 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH MINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNGTHỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT TẠI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2018 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn 2. TS. Lê Văn Bầm 1. GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt Phản biện 1: GS.TS Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 2: PGS.TS Trần Chí Thiện Trường Đại học Kinh tế và QTKD, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS Bùi Thị Gia Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt NamLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tạiHọc viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi .... giờ ngày .... tháng .... năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung vàrau, quả nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hànhnông nghiệp tốt cho rau, quả tươi tại Việt Nam (VietGAP: Vietnam GoodAgricultural Practices). Song, đến nay việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi,chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào đểngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP, tạo ra nhiều sản phẩmsạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội,bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. Hòa Bình là mô ̣t tỉnh miề n núi có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nôngnghiệp trong đó có rau. Tuy nhiên, quy mô diện tích, sản lượng rau antoàn/VietGAP vẫn còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triểnsản xuất rau của tỉnh. Vậy, tỉnh Hòa Bình cần làm gì và làm như thế nào để thúcđẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển sảnxuất bền vững của địa phương?...là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Đã cónhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển sản xuất rau antoàn/VietGAP tại các vùng, miền trong nước, song đến nay chưa có công trìnhnào nghiên cứu về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Với những tồn tại từ thực tiễn sản xuất nêu trên, việc đánh giá tình hìnhsản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn tỉnh, đề xuất định hướng và cácgiải pháp chính nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh HòaBình là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnhHòa Bình thời gian qua đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triểnsản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sảnxuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). - Đánh giá thực trạng và tiề m năng phát triển sản xuất rau theo hướngVietGAP tại tỉnh Hòa Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướngVietGAP tại tỉnh Hòa Bình. 1 - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướngVietGAP tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuấtrau theo hướng VietGAP, các mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP, cácyếu tố và chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau theo hướng VietGAP. Các chủ thể nghiên cứu là toàn bộ các tác nhân chính tham gia vào quátrình phát triển sản xuất rau VietGAP tại tỉnh Hòa Bình gồm hộ nông dân, tổ hợptác/HTX, doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước tham gia vào quản lý, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm rau của tỉnh Hòa Bình.1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về sản phẩm: Các loại rau tươi làm thực phẩm sản xuất tại địabàn nghiên cứu. Không nghiên cứu các loại rau dùng cho mục đích y học vàmục đích khác. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để đánh giá thực trạng pháttriển sản xuất rau trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015. Số liệu sơ cấpđược thu thập trong các năm 2013-2015. Đề xuất định hướng và giải pháp pháttriển sản xuất rau theo hướng VietGAP cho tỉnh. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luậnvà thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP; đánh giá thực trạngsản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP với trọng tâm là tình hình thựchiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, từ đó đưa ra các định hướng, đềxuất các giải pháp chính để phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Luận án đã luận giải và làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn trongnghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đặc biệt luận án đã nêura khái niệm mới về “Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP”. Luận án đãphân tích, tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau 2theo hướng VietGAP và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ để nghiêncứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại t ...

Tài liệu có liên quan: