Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong điều kiện độ ẩm cao cho vùng Bắc Trung bộ Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,021.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu loại đất và các chỉ tiêu của đất đắp đập khu vực Bắc Trung bộ và giải pháp về thiết kế, thi công xây dựng đập đất đầm nén hợp lý và an toàn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong điều kiện độ ẩm cao cho vùng Bắc Trung bộ Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRẦN VĂN HIỂNNGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ĐỘ CHẶT ĐẮP ĐẬP HỢP LÝ TRONGĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số: 62 58 40 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2016Công trình được hoàn thành tại Truờng Ðại học Thủy LợiNguời hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Lê Văn HùngNguời hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Lê Kim TruyềnPhản biện 1: PGS.TS Vũ Hữu HảiPhản biện 2: PGS.TS Nguyễn Huy PhươngPhản biện 3: PGS.TS Nguyễn Bỉnh ThìnLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại:ROOM 5 - K.1 - Trường Ðại học Thủy lợi địa chỉ số 175 Tây Sơn - Đống Đa -Hà Nội - Việt Nam. Vào hồi 14h ngày 16 tháng 12 năm 2016Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Ðại học Thủy lợi MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐập đất là công trình quan trọng chắn ngang sông suối để dâng nước tạo thànhhồ chứa. Đập đất vẫn được sử dụng rộng rãi ở nước ta bởi vì đập đất có ưuđiểm là tận dụng được nguồn vật liệu địa phương nên chi phí xây dựng thấp, kỹthuật thi công đơn giản, công tác xử lý nền móng yêu cầu không phức tạp…Quá trình xây dựng đập đất luôn chịu tác động của dòng chảy. Sau khi ngănsông chúng ta phải xử lý hàng loạt vấn đề như bơm nước hố móng, xử lý nền…phải thi công đắp đập nhanh để vượt lũ trong điều kiện thời gian thi công cóhạn thường là một mùa khô.Những năm gần đây, khi xây dựng các đập đất thuộc khu vực Bắc miền Trung,chúng ta gặp phải vấn đề nan giải là đất dính đắp đập trong điều kiện mưa nhiềukéo dài và khí hậu ẩm ướt. Những công trình đầu mối ở các tỉnh miền Trung từThanh Hóa đến Thừa Thiên Huế như: Truồi, Tả Trạch, Ngàn Trươi, Thủy Yên-Thủy Cam, Đá Hàn, Bản Mồng… nằm trong khu vực độ ẩm không khí luônluôn cao, thời gian mưa kéo dài về mùa mưa. Nhiều tháng độ ẩm không khí lớnhơn 80%. Do đó, việc bảo đảm chất lượng công trình theo đồ án thiết kế, nhưthi công đầm nén đất dính đạt độ chặt K≥0,97 tương ứng độ ẩm của đấtW=Wopt 3% là rất khó khăn. Điều này khiến cho thời gian thi công kéo dài,không đáp ứng được tiến độ cũng như mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; làmcho hiệu quả vốn đầu tư giảm, thời gian thu hồi vốn kéo dài.Việt Nam đã có nhiều bài học kinh nghiệm và thành tựu về khoa học công nghệxây dựng đập đất đá nhưng cũng phải trải qua nhiều bài học đắt giá.Hiện tại và những năm tới đây, theo qui hoạch và định hướng phát triển kinh tếđến 2030 và tầm nhìn 2050, khu vực Bắc miền Trung sẽ phải xây dựng nhiềuđập đất đá trong điều kiện độ ẩm cao. Để đáp ứng được mục tiêu hoàn thànhxây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, thi công đúng tiến độ, giá thành hợp 1lý và giảm thiểu hậu quả, thiệt hại kinh tế và tác động xấu đến an sinh xã hội,chúng ta cần phải có giải pháp chủ động trong quá trình thiết kế, thi công đậpđất bằng phương pháp đầm nén phù hợp trong điều kiện độ ẩm cao. Điều đóthôi thúc tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng được yêucầu của lý luận và thực tiễn.2. Mục tiêu nghiên cứuLuận án nghiên cứu đất và các chỉ tiêu của đất đắp đập khu vực Bắc Trung bộvà và đề xuất giải pháp về thiết kế, thi công xây dựng đập đất đầm nén hợp lývà an toàn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòngcủa đất nước.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuLuận án nghiên cứu đất và các chỉ tiêu của đất đắp đập, giải pháp về thiết kế, thicông xây dựng đập đất đầm nén khu vực Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đếnThừa Thiên Huế). Cụ thể luận án tập trung vào nghiên cứu về lý thuyết và thựcnghiệm cho đất đắp đập của Bắc Trung bộ; Sau đó ứng dụng kết quả nghiêncứu vào lựa chọn độ chặt và độ ẩm hợp lý để xây dựng đập đất.4. Nội dung nghiên cứuĐể đạt được mục tiêu trên đây, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các nội dungchính như sau:a) Nghiên cứu về vật liệu đắp đập và điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Trungbộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế), đánh giá đặc trưng đất xây dựng củakhu vực khi sử dựng đắp đập;b) Đề xuất giải pháp giảm ẩm thích hợp đối với đất đắp đập của khu vực;c) Nghiên cứu thực nghiệm để lựa chọn độ chặt hợp lý khi đắp đập trong điềukiện độ ẩm cao của khu vực;d) Xây dựng qui trình xác định tốc độ đắp đập phù hợp với độ chặt và độ ẩmlựa chọn; 2e) Áp dụng kết quả nghiên cứu mới vào đánh giá an toàn trong thi công củađập Đá Hàn và đập Tả Trạch.5. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu tổng quan;- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đếnviệc xây dựng đập đất theo phương pháp đầm nén đã được công bố trong vàngoài nước;- Phương pháp thực nghiệm kết hợp phân tích lý thuyết có sử dụng một sốphần mềm hỗ trợ;- Phương pháp quan sát và phân tích tổng kết kinh nghiệm thực tế;- Phương pháp chuyên gia, hội thảo.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnKết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm giàu thêm tư liệu cho nghiên cứuvà thực tiễn xây dựng đập đất đầm nén.Về lý thuyết: Luận án tổng hợp được những nội dung cơ bản khi đánh giá vàlựa chọn vật liệu cũng như phương án xây dựng đập đất đầm nén, trên cơ sởtổng hợp, kế thừa và phát triển những nghiên cứu về đập đất khi ứng dụng ở cácvùng miền có điều kiện khác nhau hoặc tương tự. Diễn biến theo các chỉ tiêu cơlý gồm độ chặt và độ ẩm của đất đắp đập vùng Bắc Trung bộ.Về thực tiễn: Luận án xây dựng được dữ liệu cơ bản, các giải pháp cũng nhưứng dụng cụ thể cho công trình thực tế trong phạm vi nghiên cứu từ Thanh Hóađến Thừa Thiên Huế. Đề xuất quy trình để lựa chọn độ chặt và độ ẩm hợp lýđắp đập cho khu vực v ...

Tài liệu có liên quan: