Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống và trồng Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) tại Gia Lai

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 615.29 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm sinh "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống và trồng Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) tại Gia Lai" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định được một số cơ sở khoa học để phát triển Xoay tại tỉnh Gia Lai; Đề xuất được kỹ thuật nhân giống và trồng Xoay tại Gia Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm sinh: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống và trồng Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) tại Gia LaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM TIẾN BẰNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG XOAY (Dialium cochinchinensis Pierre) TẠI GIA LAI Ngành: Lâm sinh Mã số: 9 62 02 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2024 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG HẢI Hướng dẫn 2: TS. PHÍ ĐĂNG SƠN Phản biện 1: .............................................................................................................. Phản biện 2: .............................................................................................................. Phản biện 3: .............................................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại TrườngĐại học Lâm nghiệp Việt NamVào hồi giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đạihọc Lâm nghiệp MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 1. Nguyễn Hồng Hải, Phạm Tiến Bằng (2020). Phân bố và quan hệ không gian của loàicây Xoay (Dialium cochinchinensis Pierr) tại Kon Hà Nừng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, Tạp chíNông nghiệp và PTNT, số 8 – 2020, Tr 111 – 117. ISSN: 1859 – 4581. 2. Phạm Tiến Bằng, Ngô Văn Cầm (2020), Nhân giống Xoay (Dialium cochinchiensisPierre) bằng phương pháp giâm hom, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 6 - 2020, Tr 38 - 45.ISSN: 1859 – 0373. 1 MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết thực hiện đề tài Cây Xoay là cây bản địa, có phân bố hẹp ở một số nước Đông Nam Á (Pierre. L, 1898 [83]).Trên thế giới, Xoay được ghi nhận ở các nước Myamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, vàViệt Nam (Đỗ Huy Bích và cs, 2006 [2]; Lê Văn Chẩm, 1987 [4]). Tại Việt Nam, Xoay có phân bốở các tỉnh từ Nghệ An đến Đồng Nai. Nơi phát hiện nhiều cây Xoay nhất là các tỉnh Quảng Nam(Phước Sơn, Trà My), Quảng Ngãi (Sơn Hà, Trà Bồng), Bình Định (Vĩnh Thạnh), Gia Lai (Kbang),Kon Tum (Sa Thầy) (Đỗ Huy Bích và cs, 2006) [2]. Xoay là loài cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế, dược liệu và bảo tồn nguồn gen. Giá trị kinhtế của cây Xoay được đánh giá thông qua khả năng cung cấp gỗ và quả. Gỗ Xoay được sử dụng làmtà vẹt đường sắt, xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Quả Xoay có hàm lượngdinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích (Đỗ Huy Bích và cs, 2006 [2]; Nguyễn Hoàng Nghĩa,2010 [32]); Giá trị dược liệu của Xoay được biết đến nhờ tác dụng thu liễm và diệt ký sinh trùng.Các hợp chất được chiết xuất từ vỏ, lá và hạt Xoay có khả năng chống oxi hóa và giải độc tố tế bào,được coi như một nguồn tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường (Bùi Thị Kim Lý và cs, 2019,2022a, 2022b [52] [27] [28]; Vũ Thị Huyền và cs, 2021 [68]; Trần Thị Thu Trang và cs, 2022 [93]);Về giá trị bảo tồn, Xoay được xác định là loài đặc hữu Đông Nam Á, được xếp vào nhóm thực vậtgần bị đe dọa (Near threatened - NT), cần được bảo tồn (Bộ Khoa học và Công nghệ, 1998) [30]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây rừng tự nhiên của nước ta đang bị suy giảm cả về diệntích và chất lượng, cùng với đó phạm vi phân bố các quần thể Xoay đã và đang bị thu hẹp. Trong khiđó, trồng rừng bằng cây Xoay chưa được quan tâm tương xứng với giá trị của nó đem lại. Các sảnphẩm của cây Xoay hiện nay được cung cấp hoàn toàn từ rừng tự nhiên, là một trong những nguyênnhân đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của loài. Để bảo tồn, khai thác và phát triển hiệu quả các giátrị của loài Xoay, ngoài công tác bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có thì công tác nghiên cứu gâytrồng rừng là thực sự cần thiết. Gia Lai là tỉnh nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, nơi có loài Xoay phân bố tự nhiên. Trướcnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi đất để trồng Cao su, xây dựng các công trình giaothông, thủy lợi, tái định cư,... dẫn đến diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Gia Lai bị suy giảm nhanhchóng. Tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng đã làm cho các quần thể Xoay bị thu hẹp. Mặtkhác, khai thác quả Xoay thiếu bền vững ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cây mẹ gieo giống,đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả các mùa tiếp theo, dẫn đến nguy cơ suy thoáimột nguồn gen cây rừng quý giá. Đến nay các công trình nghiên cứu về loài Xoay mới chỉ tập trung mô tả sơ bộ về đặc điểmhình thái, phân bố. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống và trồng cây Xoaycòn khá hạn chế. Do đó, thiếu cơ sở khoa học để phát triển loài cây bản địa đa tác dụng này. Từ những thực tiễn trên đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống vàtrồng Xoay (Dialium cochinchiensis Pierre) tại Gia Lai đặt ra là cần thiết, có ý nghĩa về khoa họcvà thực tiễn.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu tổng quát: Xác định được một số cơ sở khoa học để phát triển Xoay tại tỉnh Gia Lai. 22.2 Mục tiêu cụ thể: + Xác định được một số đặc điểm sinh học loài Xoay. + Bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng Xoay + Đề xuất được kỹ thuật nhân giống và trồng Xoay tại Gia Lai.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã làm rõ một số đặc điểm sinh học của loài Xoay, làm cơ sở khoa học cho việcnhân giống và trồng Xoay tại Gia Lai.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất được một số biện phá ...

Tài liệu có liên quan: