Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.55 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung trình bày có hệ thống nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa của cộng đồng này. Đồng thời bước đầu so sánh để tìm ra sự khác biệt giữa nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh với nghi lễ vòng đời của người Hán ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Người Hoa Quảng Đông là một trong năm nhóm người Hoa hiệnđang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, tập trung chính ở Quận 5, 6 và 11,trong đó Quận 5 là địa bàn phản ánh bản sắc của cộng đồng Hoa Quảng Đôngmột cách rõ nét nhất. Đến nay, chưa có chuyên khảo nào tập trung nghiên cứu nghi lễ vòngđời của người Hoa ở một nhóm ngôn ngữ tại địa bàn Quận 5. Trong khi đó,nghi lễ vòng đời – với tư cách là một thành tố văn hóa, được hình thành từ lâuđời, phản ánh những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thế giới quan, nhân sinh quan,phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người. Nghi lễ vòng đời củangười Hoa Quảng Đông ở Quận 5 vừa giữ những giá trị truyền thống, vừa cósự biến đổi để thích nghi với văn hóa tại chỗ. Điều này đã tạo nên một cộngđồng người Hoa Quảng Đông có bản sắc riêng không hoàn toàn giống vớingười Hán gốc Quảng Đông ở cố hương Trung Quốc. Với những lý do trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã chọn “Nghi lễvòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh”làm đề tài luận án tiến sĩ với mong muốn góp thêm tư liệu và kiến giải khoahọc về cộng đồng người Hoa Quảng Đông tại địa bàn nghiên cứu.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung trình bày có hệ thống nghi lễ vòng đời của ngườiHoa Quảng Đông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó làm sáng tỏ đặctrưng văn hóa của cộng đồng này. Đồng thời bước đầu so sánh để tìm ra sựkhác biệt giữa nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5, thànhphố Hồ Chí Minh với nghi lễ vòng đời của người Hán ở thành phố QuảngChâu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đóđưa ra một số kết luận, kiến nghị làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy cácgiá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời và xây dựng đời sống văn hóa mới trongbối cảnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu nghi lễ chu kỳ vòng đời (bao gồm sinhđẻ, hôn nhân và tang ma) của người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Quảng Đôngsinh sống tại địa bàn Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn trướcĐổi mới (1986) và những biến đổi từ Đổi mới đến nay, chủ yếu tại một sốđiểm tập trung đông người Hoa Quảng Đông sinh sống như phường 6, 11, 14,đường An Bình, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, TriệuQuang Phục, Lương Nhữ Học, Phùng Hưng, các chung cư Trần Hưng Đạo,Sư Vạn Hạnh.4. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp cận dưới góc độNhân học và cung cấp nguồn tư liệu toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu về 2nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5, thành phố Hồ ChíMinh. - Luận án góp phần làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa, đồng thời chỉ ranhững biến đổi trong nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông ở Quận 5,thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Đổi mới hiện nay. - Luận án chỉ ra những sắc thái riêng về nghi lễ vòng đời của ngườiHoa Quảng Đông ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh so với người Hán cùngnhóm ngôn ngữ ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. - Luận án cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch địnhnhững chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực và hạn chế yếu tố lỗithời trong nghi lễ vòng đời của người Hoa nói chung, người Hoa Quảng Đôngở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong bối cảnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa hiện nay.6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nộidung chính của luận án bảo gồm 5 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp vàđịa bàn nghiên cứuChương 2: Nghi lễ sinh đẻ và nuôi trẻ sơ sinhChương 3: Nghi lễ hôn nhânChương 4: Nghi lễ tang maChương 5: Kết quả và bàn luận Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam: Đã có nhiều nghiêncứu về người Hoa, nhưng luận án này chỉ tập trung phân tích những côngtrình có liên quan đến đề tài luận án như lịch sử di dân, các nhóm cộng đồng,tổ chức xã hội và văn hóa phong tục, tôn giáo tín ngưỡng của người Hoanhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về cộng đồng này ở Việt Nam. Trongđó phải kể đến các tác giả như Đào Trinh Nhất, Tsai Maw Kuey, Châu ThịHải, Trần Khánh, Phan An, Trần Hồng Liên, Nguyễn Thị Hoa Xinh, VõThanh Bằng... 1.1.2. Nghiên cứu về nghi lễ vòng đời của người Hoa ở Việt Nam:Trước 1975, rất ít công trình nghiên cứu về đề tài này. Sau 1975, vấn đề nàymới được quan tâm nhiều hơn, trong đó phải kể đến một số tác giả có nhữngcông trình nghiên cứu chuyên sâu như Nguyễn Duy Bính, Kha Chánh,Nguyễn Công Hoan, Trần Hạnh Minh Phương. 3 Tổng quan tài liệu giúp Nghiên cứu sinh có cái nhìn khái quát vềngười Hoa Quảng Đông ở Quận 5, đồng thời tìm ra những điểm mà cácnghiên cứu đi trước chưa đề cập đến hoặc chưa đào sâu nghiên cứu. 1.1.3. Nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về nghi lễ vòng đờicủa người Hán ở Quảng Châu trong giai đoạn từ 1978 đến nay: Để đáp ứngmục tiêu tìm ra điểm khác biệt trong nghi lễ vòng đời của người Hoa QuảngĐông ở Quận 5 so với người Hán ở Quảng Châu, Trung Quốc trong giai đoạnhiện nay, luận án đã tổng quan một số công trình nghiên cứu về nghi lễ vòngđời của các học giả Trung Quốc trong giai đoạn từ Đổi mới của Trung Quốc(1978) đến nay. Tuy tài liệu thu thập được chưa nhiều, song cũng giúp nghiêncứu sinh có cái nhìn khái quát về nghi lễ vòng đời của người Hán ở QuảngChâu trong giai đoạn hiện nay.1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Một số khái niệm cơ b ...

Tài liệu có liên quan: