Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.75 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam "Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945" được nghiên cứu với mục tiêu: Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ THỊ KIM ÚT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2024 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Lê GiangPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc ĐiệpPhản biện 2: PGS.TS. Phan Mạnh HùngPhản biện 3: PGS.TS. Tôn Thị Thảo MiênLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trườnghọp tại: ……………………………………….vào hồi……… giờ………, ngày……. tháng……… năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Lê Thị Kim Út. (2016). Phương thức huyền thoại hóa trong một số tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ”. TPHCM: Đại học Quốc gia. ISBN: 978-604-73-4665-3.2. Lê Thị Kim Út. (2017). Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên từ góc nhìn của lý thuyết tự sự. Tạp chí khoa học - Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Số 14 (4b). ISSN: 1859 - 3100.3. Lê Thị Kim Út. (2017). Tiểu thuyết lịch sử và quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 51 (c). ISSN: 1859 - 3100.4. Lê Thị Kim Út. (2017). Thơ ca trong tiểu thuyết lịch sử: trường hợp các sáng tác của Tân Dân Tử. Tạp chí khoa học trường Đại học Sài Gòn. Số 34 (59). ISSN: 1859 - 3208.5. Lê Thị Kim Út. (2019). Tương tác thể loại trong tiểu thuyết tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử nhìn từ lý thuyết thi pháp của Bakhtin. Tạp chí khoa học Trường Đại học Thủ Dầu Một. Số 4 (43). ISSN: 1859 - 4433.6. Lê Thị Kim Út. (2019). Quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhìn từ thuyết cấu trúc phát sinh trong nghiên cứu lịch sử văn học. Kỷ yếu khoa học cho học viên cao học & nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh - Năm học 2019 - 2020. ISBN: 978-604-9873- 03-4. 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta đã diễn ra công cuộc hiện đại hoá văn học, trong đó nền văn học mới - văn học Quốc ngữ xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ với thể loại chủ lực là tiểu thuyết. Với tư cách là một thể tài quan trọng của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ, tiểu thuyết lịch sử đã góp phần hình thành nên những giá trị độc đáo của văn học vùng đất này. Trải qua nhiều thăng trầm, tiểu thuyết lịch sử trong văn học quốc ngữ Nam Bộ không ngừng vận động, phát triển, nó vừa là nhịp cầu đưa độc giả đến gần lịch sử, nó vừa là sự diễn giải lịch sử theo cách riêng của nó. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc tưởng như nó bị bỏ quên, có khi được nhắc đến nhưng với đánh giá khá phiến diện. Có những luận án, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trước 1945 nhưng chỉ nhắc đến Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng... mà không biết đến Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử... Do những tiền đề nội sinh và ngoại sinh, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có những bước phát triển mạnh mẽ về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ có sự đổi mới về cách viết theo kiểu phương Tây bên cạnh chất truyền thống theo kiểu văn học Trung Quốc. Những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 cần được đi sâu nghiên cứu để góp phần phục dựng diện mạo, chỉ ra những giá trị và đặc điểm của nó. Xuất phát từ mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, đồng thời từ sự yêu thích của cá nhân, chúng tôi chọn Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài Tiểu thuyết lịch sử NamBộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, chúng tôi hướng đến những mục đíchsau đây: - Sưu tập, kiểm kê các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầuthế kỉ XX đến 1945 để có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện nhất có thể vềbộ phận tiểu thuyết này. 2 - Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trìnhhiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời lực lượng sáng tác, tình hìnhxuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, từđó có cái nhìn tổng quan về thể tài này. - Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử NamBộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. - Từ hướng tiếp cận nghiên cứu loại hình và tự sự học, tìm hiểu giátrị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của các tác phẩm để thấyđược sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp nhận và kế thừa vănhọc giai đoạn trước trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết lịch sửNam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mongmuốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểuthuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học ViệtNam hiện đại. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sửcủa các nhà văn Nam Bộ được xuất bản từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Tiểu thuyếtlịch sử Nam Bộ được hiểu là tiểu thuyết viết về lị ...

Tài liệu có liên quan: