Luận án chọn tạo tách biệt được hai dòng gà Lạc Thủy theo 2 hướng sinh trưởng LT1 và năng suất trứng LT2 làm cơ sở cho việc nhân dòng, quản lý mức độ cận huyết và phát huy ưu thế lai ở tổ hợp lai thương phẩm góp phần duy trì tính đa dạng sinh học, tăng hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu của thị trường gà thịt lông màu chất lượng cao cho tiêu dùng của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Chọn lọc nâng cao năng suất 2 dòng gà Lạc Thủy và khả năng cho thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với Lương PhượngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGUYỄN THỊ MƯỜI CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT 2 DÒNG GÀ LẠC THỦY VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA CON LAI GIỮA GÀ LẠC THỦY VỚI LƯƠNG PHƯỢNG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 9 62 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, năm 2021Công trình được hoàn thành tại: Viện Chăn nuôiNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Công Thiếu 2. PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Đức Phản biện 2: PGS. TS. Trần Huê Viên Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Kim Đăng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận ántiến sĩ cấp Viện, họp tại Viện Chăn nuôi vào ngày … tháng… năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại : 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Chăn nuôi NHỮ NG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Văn Ba, Phạm Thị Thanh Bình,Phạm Công Thiếu Nguyễn Huy Đạt và Phạm Doãn Lân, 2020.Phân tích đặc điểm di truyền nguồn gen gà Lạc Thủy bằng cácchỉ thị Microsatellite. Tạp chí KHKT Chăn nuôi - Hội Chănnuôi Việt Nam, số 257, tháng 6 năm 2020, trang 2-7.2. Nguyễn Thị Mười, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Huy Đạt vàPhạm Thị Thanh Bình, 2020. Mức độ di truyền và khuynhhướng di truyền của các tính trạng chọn lọc ở dòng LT1 và LT2gà Lạc Thủy. Tạp chí KHKT Chăn nuôi - Hội Chăn nuôi ViệtNam, số 260, tháng 10 năm 2020, trang 2-8.3. Nguyễn Thị Mười, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Huy Đạt,Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Văn Tám,Ngô Thị Tố Uyên, Trần Thị Thu Hằng và Đào Đoan Trang, 2020.Chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng LT1 và LT2 của giống gàLạc Thủy qua 3 thế hệ. Tạp chí KHKT Chăn nuôi - Hội Chănnuôi Việt Nam, số 260, tháng 10 năm 2020, trang 8-13.4. Nguyễn Thị Mười, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Huy Đạt, TrầnQuốc Hùng, Lê Thị Thúy Hà, Phạm Thị Thanh Bình, NguyễnTrung Hiếu, Nguyễn Thị Thanh Vân và Đào Đoan Trang, 2021.Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con lai giữa gà LạcThủy với gà Lương Phượng. Tạp chí KHKT Chăn nuôi - HộiChăn nuôi Việt Nam, số 264, tháng 4 năm 2021, trang 60-64. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Gà Lạc Thủy là giống gà bản địa có nguồn gốc lâu đời tại huyệnLạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, đượcphát hiện vào năm 2012 trong chuyến khảo sát điều tra nguồn gen còntiềm ẩn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc của đoàn công tác ViệnChăn nuôi. Đây là giống gà có ngoại hình đẹp, màu lông tương đốiđồng nhất: con trống có màu mã mận, con mái có màu lá chuối khôchất lượng thịt, trứng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.Tuy nhiên, khối lượng cơ thể (KLCT) thấp, lúc 8 tuần tuổi (TT) chỉđạt 646g đối với gà trống và 529,83g đối với gà mái; năng suấttrứng/mái/40TT chỉ đạt 36,0 - 39,36quả; năng suất trứng/mái/68TTchỉ đạt 87,94 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 4,4 - 4,7kg (Vũ NgọcSơn và cs., 2015). Nhằm bảo tồn, khai thác một cách có hiệu quảnguồn gen gà Lạc Thủy cần có sự đánh giá tính đa dạng di truyềncũng như tác động của chọn lọc. Gà Lương Phượng (LV) được nhập vào Việt Nam từ năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khả năng ghép phối với các giống gà bản địa rất tốt, màu lông của gà Lương Phượng khá giống với gà bản địa Việt Nam, hơn nữa đây là giống gà nhập nội đầu tiên ở Việt Nam được công nhận ông bà (năm 2004). Ngoài ra, gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, năng suất trứng (NST) khá cao đạt 165 - 171 quả/mái/năm (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2001). Trần Công Xuân và cs. (2004) cho biết KLCT gà LV1 lúc 20TT đạt 2.658g (trống) và 2.106,04g (mái); NST/mái/68TT đạt 152,51 quả; KLCT lúc 10TT của gà thương phẩm LV12 đạt 1.902,79g; LV13 đạt 1.915,50g. Như vậy, chọn lọc nâng cao năng suất, tạo dòng và đánh giá khả sản xuất của con lai thương phẩm là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng gà Lạc Thủy và khả năng cho thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với Lương Phượng”. 1Mục tiêu của đề tài Luận án Đánh giá được tính đa dạng di truyền và sự sai khác di truyềncủa gà Lạc Thủy với một số giống gà bản địa khác bằng chỉ thị phântử Microsatellite. Nâng cao được KLCT của gà Lạc Thủy dòng trống LT1 vànâng cao NST của gà Lạc Thủy dòng mái LT2 Đánh giá khả năng sản xuất của con lai thương phẩm LT12(Trống LT1 x mái LT2) và con lai thương phẩm LT1LV1 (Trống LT1 xmái LV1) và LV1LT1 (Trống LV1 x mái LT1).Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiÝ nghĩa khoa học Luận án là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống từxác định đa dạng di truyền, ứng dụng trong bảo tồn, khai thác đếnđánh giá di truyền ...