Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá năng suất, chất lượng một số giống cà phê chè mới (coffea arabica) tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài: Chọn được 2 - 3 giống cà phê chè có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất, chất lượng cà phê nhân và khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng cao hơn giống Catimor, phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá năng suất, chất lượng một số giống cà phê chè mới (coffea arabica) tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ANH HÙNG ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNGCÀ PHÊ CHÈ MỚI (Coffea arabica)TẠI CÁC TỈNH ĐẮK LẮK, ĐẮK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số : 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015Công trình được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Quang Hưng 2. TS. Hoàng Thanh TiệmPhản biện 1: PGS. TS. Mai Thành PhụngPhản biện 2: PGS. TS. Phan Thanh KiếmPhản biện 3: TS. Trịnh Đức MinhLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại TrườngĐại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí MinhVào hồi 8 giờ 30 ngày 18 tháng 07 năm 2015Có thể tìm hiểu luận án tại:Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCMThư viện quốc gia Hà NộiThư viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm Nghiệp Tây Nguyên.DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ1. Trần Anh Hùng, Đinh Thị Tiếu Oanh, Lại Thị Phúc, Lê Quang Hưng, Hoàng Thanh Tiệm, 2015. Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số dòng cà phê chè (Coffea arabica) trồng tại Buôn Ma Thuột. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 20, kỳ 2 tháng 10 năm 2015. Giấy xác nhận.2. Trần Anh Hùng, Chế Thị Đa, Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2012. Kết quả chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao. Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 1 (31) trang: 14-17.3. Trần Anh Hùng, Chế Thị Đa, Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2012. Nghiên cứu chọn tạo dòng vô tính cà phê vối chất lượng cao. Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 1 (31), trang 11-14.4. Phap Q. Trinh, Wim M.L. Wesemael, Hung A. Tran, Chau N. Nguyen, Maurice Moens, 2011. Resistance screening of Coffea spp. Accessions for Pratylenchus coffeae and Radopholus arabocoffeae in Vietnam. Euphytica (2012) 185, pp. 233-2415. Trần Anh Hùng, 2007. Lai tạo - Chọn giống cà phê chè năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng kháng bệnh gỉ sắt. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 107, kỳ 1 tháng 5 năm 2007, trang 42-45. MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, xếp thứ 2 về tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu trong ngành nông nghiệp của cả nước sau lúa gạo. Tuy nhiên diện tích cà phêViệt Nam chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè - có chất lượng và giá trị cao hơn - chỉ chiếmkhoảng 35.000 ha tương đương 6 % tổng diện tích và được trồng chủ yếu bằng giốngCatimor (95 % diện tích) - vốn có chất lượng thấp hơn trong các giống cà phê chè (CụcTrồng trọt - Bộ NN&PTNT, 2007; Cục Trồng trọt, 2012). Catimor đã được trồng rộng rãi trong những năm cuối của thế kỷ 20 do đó cây đã giàcỗi vườn cây xuống cấp, khả năng cho năng suất thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế.Vì vậy cần phải có những giống cà phê chè mới có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt thay thếnhững diện tích cà phê Catimor này để mang lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, theo địnhhướng và giải pháp phát triển cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm2020 sẽ đưa diện tích cà phê chè lên khoảng 8 – 10 % tổng diện tích cà phê cả nước bằngcác giống chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh hại chính như bệnh gỉ sắt, sâu đục thân(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012). Từ những yêu cầu thực tế, kế thừa kết quả nghiên cứu lai tạo và chọn lọc, 10 con laiF1 cà phê chè giữa giống Catimor (có khả năng kháng bệnh cao và cho năng suất cao) vớicác vật liệu thu thập từ Ethiopia (có chất lượng tốt) và 4 dòng tự thụ ở thế hệ F5 của con laiTN1 được tiếp tục nghiên cứu nội dung: Đánh giá năng suất, chất lượng một số giống càphê chè mới (Coffea arabica) tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng để chọn đượcgiống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên. Mục tiêu của đề tài Chọn được 2 - 3 giống cà phê chè có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có năngsuất, chất lượng cà phê nhân và khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng cao hơn giốngCatimor, phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau.Đối tượng và phạm vi nhiên cứu Các con lai F1 cà phê chè gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9,TN10 và giống Catimor được trồng năm 2007 tại Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, Gia Nghĩatỉnh Đắk Nông và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, năng suất được đánh giá qua 4 vụ thu hoạch đầutừ năm 2009 đến năm 2012. Các dòng tự thụ ở thế hệ F5 gồm 10 - 10, 10 - 104, 11 - 105, 8 - 33 và giống Catimorđược trồng năm 2008 tại Krông Năng, Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk và Lâm Hà tỉnh LâmĐồng, năng suất được đánh giá qua 4 vụ thu hoạch đầu từ năm 2010 đến năm 2013.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học:Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cung cấp các luận cứ khoahọc phục vụ phát triển cà phê chè ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhữnggiống mới đưa vào nghiên cứu làm đa dạng hóa nguồn vật liệu giống cà phê chè ở ViệtNam, là các nguồn gen quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống sau này. Ý nghĩa thực tiễn: Giống mới được chọn đưa vào sản xuất không những góp phầnlàm đa dạng giống cà phê chè mà còn làm tăng năng suất, chất lượng cà phê nhân do đó 1tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê chè và góp phần tái cơ cấu ngànhhàng cà phê.Những đóng góp mới của luân án Chọn được 04 con lai F1 (TN1, TN6, TN7 và TN9) và 01 dòng tự thụ ở thế hệ F5(10-10) là những giống mới có khả năng cho năng suất, chất lượng cà phê nhân sống caohơn giống Catimor và thích ứng với điều kiện trồng tại các vùng sinh thái của Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đề tà ...

Tài liệu có liên quan: