Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu phục vụ chọn tạo giống ngô nếp lai chất lượng cao và giàu hàm lượng anthocyanin

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm khai thác và cải tiến nguồn vật liệu ngô nếp trong nước và nhập nội, chọn tạo giống ngô nếp tím lai có chất lượng cao và giàu anthocyanin cho các tỉnh miền Bắc, Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu phục vụ chọn tạo giống ngô nếp lai chất lượng cao và giàu hàm lượng anthocyanin HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM QUANG TUÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN VẬT LIỆU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ NẾP LAI CHẤT LƯỢNG CAO VÀ GIÀU HÀM LƯỢNG ANTHOCYANINCHUYÊN NGÀNH: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNGMÃ SỐ : 9620111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2019 1Công trình hoàn thành tại:HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG 2. PGS.TS. NGUYỄN VIỆT LONGPhản biện 1: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái NguyênPhản biện 2: PGS.TS. ĐỒNG HUY GIỚI Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. BÙI MẠNH CƯỜNG Viện Nghiên cứu NgôLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học việnhọp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngô nếp tím (Zea mays L. var. ceratina Kulesh) là một dạng đặc thù củangô giàu anthocyanins và thành phần các chất kháng oxy hóa khác, đượctrồng trọt và tiêu thụ rộng rãi ở Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác ởchâu Á (Harakotr et al., 2014; Hu and Xu, 2011). Anthocyanins đặc biệt rấtgiàu trong ngô có màu đậm, có lợi cho sức khỏe con người và được cho làchất kháng oxy hóa và tiềm năng hoạt động chống ung thư, ngăn chặn bệnhtim mạch, điều khiển chống béo phì, giảm nhẹ bệnh tiểu đường và khả năngkháng viêm nhiễm (Jones, 2005; He and Giusti, 2010). Chính vì vậy nghiêncứu chọn giống ngô nếp có chất lượng và giàu chất anthocyanin đang pháttriển mạnh mẽ. Hiện nay ở một số nước lai tạo ngô nếp tím đang được triểnkhai bằng phương pháp lai ngô nếp trắng với ngô nếp tím tạo giống ngô nếplai chất lượng cao và giàu chất kháng ô xy hóa (Qing-ping Hu and Jian-guoXu, 2011; Harakotr et al., 2013; 2016). Ngô nếp hạt rất nhiều màu từ trắng đến đen tương quan với hàm lượngcủa các chất hóa học thực vật trong hạt. Màu hạt ở ngô do chất màu và hợpchất khác gồm carotenoids, phenols và anthocyanin tạo màu ở vỏ hạt và lớpơloron trong nội nhũ. Các hợp chất sinh học và màu tăng tương quan vớităng chất lượng dinh dưỡng của ngô nếp. Hạt có màu đậm như tía, xanh vàđỏ nhìn chung là ở lớp ơloron hoặc vỏ hạt ngô (Mahan et al., 2013). Ở Việt Nam, nghiên cứu cải thiện chất lượng và chọn giống ngô nếp chấtlượng cao và giàu Anthocyanin còn hạn chế. Về nghiên cứu, hiện nay trongnước chưa có các công bố về phương pháp lai cải thiện tính trạng chất lượngvề độ ngọt trên cây ngô nếp, đặc biệt là ngô nếp tím; về chọn giống ngô nếpchất lượng và giàu anthocyanin cũng chưa có kết quả công bố, hiện tại trongnước mới có một giống ngô nếp tím giàu anthocyanin là FANCY111 nhậpnội từ Thái lan được công nhận chính thức, có giá hạt giống rất cao (400-500 ngàn đồng/kg hạt) và không chủ động hạt giống. Chính vì vậy, việcnghiên cứu phát triển nguồn vật liệu phục vụ chọn tạo giống ngô nếp ưu thếlai có năng suất, chất lượng cao và giàu chất kháng ô xy hóa anthocyanin ởViệt Nam, đáp ứng yêu cầu sản xuất, thị trường ngô nếp ăn tươi nâng caohiệu quả kinh tế cho sản xuất đang là vấn đề cấp thiết.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá và chọn lọc vật liệu di truyền ngô nếp có năng suất, chấtlượng và giàu anthocyanin phục vụ chọn tạo giống ngô nếp lai cho các tỉnhmiền Bắc, Việt Nam. - Khai thác và cải tiến nguồn vật liệu ngô nếp trong nước và nhập nội,chọn tạo giống ngô nếp tím lai có chất lượng cao và giàu anthocyanin chocác tỉnh miền Bắc, Việt Nam. 31.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là nguồn vật liệu ngô nếp trắng, ngô nếp tím, ngô ngọt, đượckế thừa từ các nguồn vật liệu đã có của Viện Nghiên cứu và Phát triển câytrồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các nguồn vật liệu được lựa chọnphù hợp cho các thí nghiệm nghiên cứu phát triển dòng thuần và lai tạo,chọn lọc tổ hợp lai triển vọng và cải thiện độ Brix cho các vật liệu ngô.1.3.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Trong các năm từ 2015 - 2018; trong một năm,tiến hành 2-3 vụ là vụ Xuân (Tháng 1-5) , Hè Thu (tháng 7-9) và vụ ThuĐông (tháng 8-12)1.3.3. Địa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Viện Nghiên cứu vàPhát triển cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm trongphòng thực hiện tại Phòng thí nghiệm JICA – trung tâm Nghiên cứu cây trồngViệt -Nhật. Thí nghiệm thử nghiệm các tổ hợp lai triển vọng ở các vùng sinhthái được thực hiện tại các tỉnh Thái Bình, Nghệ An và Thái Nguyên.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN1.4.1. Đóng góp về khoa học Phát triển dòng tự phối thuần ngô nếp đồng thời sử dụng hai phươngpháp là tự phối và lai trở lại kết hợp với tự phối, từ đó nâng cao nguồn genvà cải tiến tính trạng chất lượng - độ Brix (%) bổ sung các nguồn dòng tốtcho công tác chọn tạo ngô nếp của Việt Nam.1.4.2. Đóng góp về thực tiễn Đánh giá toàn diện 56 nguồn vật liệu di truyền ngô nếp tím, ngô nếptrắng và ngô ngọt. Phát triển, chọn lọc được 8 dòng ngô nếp tím ưu tú có cácđặc điểm nông sinh học tốt, chất lượng và giàu hàm lượng anthocyanin. Lai cải thiện độ ngọt và phát triển được 20 dòng ngô nếp có chất lượngđộ Brix cao hơn vật liệu ban đầu từ 2-4% Lai tạo được 36 THL ngô nếp tím, trong đó có 2 THL triển vọng, cónăng suất cao, chất lượng tốt, giàu anthocyanin phục vụ nhu cầu ngô nếp ăntươi và làm thực phẩm chức năng tại Việt Nam.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. ...

Tài liệu có liên quan: