Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khu hệ nấm ngoại cộng sinh trên hệ rễ Thông năm lá (Pinus dalatesis Ferré) và Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) tại rừng hỗn giao ở Cao nguyên Lâm Viên để bảo tồn đa dạng sinh học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 735.56 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học "Nghiên cứu khu hệ nấm ngoại cộng sinh trên hệ rễ Thông năm lá (Pinus dalatesis Ferré) và Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) tại rừng hỗn giao ở Cao nguyên Lâm Viên để bảo tồn đa dạng sinh học" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định khu hệ và vai trò của nấm ngoại cộng sinh đối với Thông năm lá (P. dalatensis) và Thông hai lá dẹt (P. krempfii) ở cao nguyên Lâm Viên hướng đến tạo tiền đề cho công tác bảo tồn, tái tạo và phát triển rừng với hai loài Thông quý hiếm này cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khu hệ nấm ngoại cộng sinh trên hệ rễ Thông năm lá (Pinus dalatesis Ferré) và Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) tại rừng hỗn giao ở Cao nguyên Lâm Viên để bảo tồn đa dạng sinh học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NGUYỄN KHOA TRƯỞNGNGHIÊN CỨU KHU HỆ NẤM NGOẠI CỘNG SINH TRÊNHỆ RỄ THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatesis Ferré) VÀ THÔNG HAI LÁ DẸT (Pinus krempfii Lecomte) TẠI RỪNG HỖN GIAO Ở CAO NGUYÊN LÂM VIÊN ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 9.42.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH SINH HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Bá Dũng 2. TS. Phạm Nguyễn Đức Hoàng LÂM ĐỒNG, NĂM 2024Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Đà LạtNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Bá DũngNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. Phạm Nguyễn Đức HoàngPhản biện 1: .......................................................................Phản biện 2: .......................................................................Phản biện 3: .......................................................................Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họptại……. Trường Đại học Đà Lạt vào hồi giờ ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại:- Trung tâm Thông tin - thư viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Đà La ̣t- Website http://www.dlu.edu.vn. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết Nấm ngoại cộng sinh (Ectomycorrhizal - ECM) có vai tròquan trọng trong đời sống thực vật, cung cấp nước và dinh dưỡngThông qua quá trình chuyển hoá dinh dưỡng (carbohydrate từđất sang rễ để phát triển hệ sợi cũng như quả thể của nấm)(Agerer, 2006). Trong quá khứ, việc phân loại nấm ngoại cộngsinh là một thách thức, bởi lẽ các bằng chứng để nhận diện chúnglà rất giới hạn (Tedersoo et al., 2010; Ryberg và Matheny, 2011).Do đó, không có nhiều nghiên cứu liên quan nấm ngoại cộngsinh, với khoảng 400 kết quả nghiên cứu đã công bố liên quankể từ khi nấm cộng sinh được mô tả lần đầu bởi Frank (1885)cho đến khi nấm ngoại cộng sinh được tiếp tục nghiên cứu vàphát triển bởi Trappe (1962). Điều đặc biệt là trong khoảng thờigian đó, có rất nhiều loài mới được công bố hoặc nhiều bậc phânloại từ nấm cộng sinh (mycorrhiza) được khẳng định là nấmngoại cộng sinh, ngoài ra có nhiều công bố liên quan đến sinhlý, sinh thái cũng như so sánh khả năng cộng sinh giữa các loài(Trappe, 1962). Trong khoảng thời gian 15 năm tiếp theo, cáckết quả nghiên cứu đã tập trung chứng minh một cách rõ ràng vềđiều kiện cộng sinh của nấm (Trappe, 1977). Hơn thế nữa, sựcộng sinh thành công của nấm đã chỉ ra rằng giới hạn của cáckiểu rừng cộng sinh cũng phản ánh sự đa dạng của nấm ngoạicộng sinh (Arnolds, 1991). Các nghiên cứu ở giai đoạn đầu chủ yếu nghiên cứu về hìnhthái và sinh thái, tiếp đến sinh lý và di truyền. Hiện nay, kỹ thuậtsinh học phân tử kết hợp với hình thái là công cụ tối ưu để phânloại và xây dựng mối quan hệ giữa các bậc phân loại thuộc nấmngoại cộng sinh. Từ đó có nhiều công nghiên cứu khác nhau liênquan đến nấm ngoại cộng sinh với nhiều chủ đề khác nhau đãđược xuất bản. Nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng, một loài nấm có thểcộng sinh với nhiều loài cây chủ khác nhau và ngược lại và mốiquan hệ cộng sinh này có thể có hoặc không có, tuy nhiên đối 1với họ Thông (Pinaceae), mối quan hệ cộng sinh này là bắt buộc(Mohatt et al., 2008; Smith và Read, 2008; Tedersoo et al., 2010;Murata et al.,2017; Koizumi và Nara, 2020). Do vậy, nấm ngoạicộng sinh có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của thựcvật nói chung và cây thuộc họ Thông nói riêng. Ở Việt Nam, Thông năm lá (Pinus dalatensis) và Thông hailá dẹt (Pinus krempfii) đều là các loài phân bố hẹp, tuy nhiênhiện nay chúng đang trong tình trạng bị đe dọa cấp V(Vulnerable) đối với Thông hai lá dẹt và được xếp vào cấp NT(Near Threatened: sắp bị đe dọa) đối với Thông năm lá (PhanKế Lộc và cộng sự, 2013; IUCN, 2019). Hiện nay, cả hai loàiThông này có sự phân bố thưa thớt, ngày càng bị thu hẹp với sốlượng cá thể trong các quần thể liên tục giảm và gặp khó khăntrong việc tái sinh. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về phânloại và điều kiện sinh thái của Thông năm lá và Thông hai lá dẹt.Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về khu hệ nấmngoại cộng sinh trên hai đối tượng này được thực hiện và côngbố ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quát về nấm ngoại cộng sinh trênhệ rễ Thông năm lá và Thông hai lá dẹt cũng như có cách tiếpcận hiệu quả nguồn tài nguyên có giá trị này, việc nghiên cứu từhình thái, đến phân loại các nhóm nấm ngoại cộng sinh và vaitrò của chúng mang lại đối với thực vật rừng nối chung và họThông nói riêng nhằm để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.Bên cạnh đó, các kết quả từ nghiên cứu này không chỉ mang lạigiá trị khoa học gắn với thực tiễn, hỗ trợ cho việc nhân giống,gây trồng, tái sinh rừng hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học vàphát triển hai loài Thông này nhằm phục hồi rừng và duy trì hệsinh thái. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đềtài “Nghiên cứu khu hệ nấm ngoại cộng sinh trên hệ rễThông năm lá (Pinus dalatesis Ferré) và Thông hai lá dẹt(Pinus krempfii Lecomte) tại rừng hỗn giao ở Cao nguyênLâm Viên để bảo tồn đa dạng sinh học”. 22. Mục tiêu của luận án Mục tiêu chung: Xác định khu hệ và vai trò của nấm ngoạicộng sinh đối với Thông năm lá (P. dalatensis) và Thông hai ládẹt (P. krempfii) ở cao nguyên Lâm Viên hướng đến tạo tiền đềcho công tác bảo tồn, tái tạo và phát triển rừng với hai loài Thôngquý hiếm này cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Mục tiêu cụ thể- Xác định cấu trúc khu hệ nấm ngoại cộng sinh ở kiểu rừng hỗngiao bao gồm Thông năm lá (P. dalatensis) và Thông hai lá dẹt(P. k ...

Tài liệu có liên quan: