Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán kinh tế "Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xây dựng mô hình, ước lượng và phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán kinh tế: Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cấu trúc sở hữu là một cơ chế quan trọng của quản trị công ty, ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp. Các cấu trúc sở hữu khácnhau (sở hữu tập trung/phân tán, sở hữu nội bộ/bên ngoài...) có những tác động khácnhau đến các vấn đề đại diện, hành vi chấp nhận rủi ro, sự thống nhất lợi ích giữachủ sở hữu và người quản lý. Cấu trúc sở hữu tối ưu để tối đa hóa giá trị doanhnghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, quy mô, năng lực quản lý. Dođó, nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất doanh nghiệplà rất cần thiết. Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo việc làm. Tuy nhiên,ngành này vẫn còn nhiều hạn chế về năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trongngành, đặc biệt là yếu tố cấu trúc sở hữu, sẽ cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất cácgiải pháp nâng cao năng lực của ngành này, đáp ứng yêu cầu phát triển trong bốicảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nghiên cứu trước đây chưa đi đến một kết luận thống nhất về sự ảnhhưởng giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp. Một số nghiêncứu cho rằng sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài có tác động tích cực, trong khimột số nghiên cứu khác lại cho rằng sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệuquả, năng suất, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm(2017), Phạm Thị Thu Trang (2017). Nhiều nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ tiêutài chính đơn lẻ như ROA, ROE để đo lường hiệu quả hoạt động, chưa đánh giá mộtcách toàn diện. Các chỉ tiêu này có giá trị trung bình khá thấp ở các doanh nghiệpniêm yết Việt Nam, như đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ vàĐặng Tùng Lâm. Phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn ở một số ngành hoặc địaphương cụ thể như các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM,chưa có nghiên cứu tổng quát trên quy mô toàn quốc. Ví dụ như nghiên cứu củaNguyễn Anh Phong (2017) chỉ xem xét các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE.Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là hồi quy OLS, REM, FEM, chưa xử lý triệt đểcác vấn đề về nội sinh và tính không đồng nhất trong dữ liệu, như đề cập trongnghiên cứu của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Thu Hiền (2014). Các nghiên cứu 2thường tiếp cận theo hướng xem xét các cấu trúc sở hữu ảnh hưởng trực tiếp đếnđầu ra như thế nào, coi cấu trúc sở hữu là các biến độc lập trong mô hình. Cách tiếpcận này tuy đánh giá được tác động trực tiếp của cấu trúc sở hữu, nhưng bỏ qua vấnđề các cấu trúc sở hữu khác nhau có thể có công nghệ và hàm sản xuất khác nhau.Việc đưa cấu trúc sở hữu làm biến độc lập cũng ngầm giả định các cấu trúc sở hữu cócùng công nghệ, như phân tích của Weber và Domazlicky (1999). Những hạn chế nàycho thấy cần có thêm các nghiên cứu tổng quát, sử dụng dữ liệu lớn và cập nhật, ápdụng các phương pháp ước lượng hiện đại để khắc phục các tồn tại của các nghiên cứutrước, đồng thời đưa ra kết luận và khuyến nghị mang tính thực tiễn cao hơn về tácđộng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã làmthay đổi cấu trúc sở hữu trong ngành chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, hiệu quả của quátrình này còn nhiều tranh luận, đòi hỏi phải có những đánh giá khoa học về tác độngcủa việc thay đổi cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệtlà vai trò của các nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tổ chức. Kết quả nghiên cứusẽ cung cấp bằng chứng để cơ quan quản lý hoàn thiện chính sách cổ phần hóa vànâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là một trong nhữngưu tiên của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quảnlý và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chothấy tác động lan tỏa từ khu vực FDI đến doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.Điều này đặt ra yêu cầu cần phân tích sâu hơn về mối liên kết giữa doanh nghiệpFDI và doanh nghiệp trong nước, đánh giá tác động của sự hiện diện của doanhnghiệp FDI đến năng suất của doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo, từ đó đềxuất các chính sách thúc đẩy liên kết và lan tỏa. Tóm lại, nghiên cứu Các mô hình đánh giá tác động của cấu trúc sở hữuđến hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạoViệt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu của luận án là xây dựng mô hình, ước lượng và phân tích tác độngcủa cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trong ngành chế biến,chế tạo Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp đầy đủ bằng chứngvà tin cậy giúp các nhà hoạch định đưa ra chính sách cụ thể cho từng loại hình sở 3hữu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau nângcao hiệu quả hơn nữa góp phần phát triển đất nước. Cụ thể luận án trả lời các câuhỏi nghiên cứu sau: (i) Các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước, tư nhân và FDI) của ngành chế biến, chế tạo có cùng đường biên công nghệ không? (ii) Nếu các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau không cùng đường biên công nghệ thì hiệu quả và khoảng cách công nghệ của mỗi nhóm sở hữu đến đường biên chung như thế nào? (iii) Những nhân tố nào tác động và tác động ...