Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 580.77 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án nhằm làm rõ những đặc điểm thực hành tôn giáo của người Chăm Bà ni và góp phần cho sự hiểu biết chung về đạo Bà ni; Lý giải cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni từ góc độ so sánh với thực hành tôn giáo của các hệ phái Islam giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÌNHĐẠO BÀ NI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN, BÌNH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội, 2018Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương 2. TS. Nguyễn Ngọc MaiPhản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Quang HưngPhản biện 2: PGS. TS. Ngô Hữu ThảoPhản biện 3: PGS. TS. Hoàng Thị ThơLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội vào hồi......giờ......phút, ngày.......tháng.......nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu về Islam giáo ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng tínđồ Islam giáo chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước, trong đó, tuyệtđại bộ phận là người Chăm. Không kể những tín đồ là các ngoại kiềungười Mã Lai, người Ấn Độ thì tín đồ Islam giáo ở Việt Nam có hai bộphận với hai tên gọi khác nhau, đồng thời cũng có những khác biệt vềthực hành niềm tin tôn giáo: (1) Cộng đồng Chăm Bà ni sinh sống tậptrung ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận; (2) Cộng đồng Chăm Islamsinh sống tập trung ở An Giang, Tp. Hồ Chí Minh, một số tỉnh Nam Bộ vàtỉnh Ninh Thuận. Nếu như thực hành tôn giáo của cộng đồng Chăm Islam đã được xácđịnh theo trường phái giáo luật Shafi’i và Hanifi thuộc phái Islam Sunnithì thực hành tôn giáo của người Chăm Bà ni vẫn còn khá nhiều nhận địnhvà kiến giải khác nhau, ví dụ: đạo Bà ni là biểu hiện của Islam giáo đang“thoái hóa” do cách sinh hoạt tôn giáo khép kín, không có mối liên hệ vớicộng đồng tín đồ Islam giáo trong khu vực Đông Nam Á cũng như trênthế giới; đạo Bà ni là một biến thể địa phương của Islam giáo ở ngườiChăm; là một tôn giáo địa phương của người Chăm mà không phải làIslam giáo với tư cách là một tôn giáo thế giới, mặc dù không thể phủnhận vai trò của các yếu tố Islam giáo trong đời sống tinh thần của họ; làmột loại hình tôn giáo đặc thù của người Chăm ở Ninh Thuận, BìnhThuận chứ không phải là một hình thức tín ngưỡng dân gian Chăm, bởi vìnó hội đủ những yếu tố cấu thành tôn giáo như: niềm tin, giáo lý, giáoluật, nghi lễ, có đội ngũ tu sỹ, chức sắc, cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, cũng cómột số nghiên cứu đã nêu hệ phái Islam cụ thể cho đạo Bà ni nhưng căncứ để nhận định còn sơ lược. Ở góc độ tự nhận thức, cho đến năm 2012,theo một nghiên cứu của Yoshimoto về người Chăm Bà ni ở Bắc Bình, 2Bình Thuận, người Chăm Bà ni vẫn tự xác định là “tín đồ Hồi giáo” vàkhông chấp nhận tên gọi Islam cho dù từ Hồi giáo hay đạo Hồi (thuật ngữnày, chúng tôi sẽ giải thích ở mục 1.3.) khi dịch sang tiếng Anh là Islam,nhưng đến tháng 6/2017, xung quanh sự kiện ghi danh tôn giáo trên chứngminh thư cho người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận, một chức sắc Bà ni lại cókiến nghị không được gộp Chăm Bà ni và Chăm Islam vào chung một cáitên là “đạo Hồi” cho dù vị chức sắc này có ghi nhận đạo Bà ni có nguồngốc từ Islam giáo. Do vậy, việc định danh hay xác định hệ phái cho đạoBà ni vẫn là vấn đề cần thiết mang tính khoa học. Các nghiên cứu đi trước ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến: sự dunhập của Islam giáo vào người Chăm, tầng lớp tu sỹ, thực hành tôn giáo,nghi lễ vòng đời,… nhưng do mục đích nghiên cứu khác nhau nên chưa cócông trình nghiên cứu riêng biệt về đạo Bà ni từ góc độ Tôn giáo học. Từthực tiễn và nhu cầu nhận thức khoa học về tôn giáo, chúng tôi chọn đề tài“Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuậnhiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm: 1) Làm rõ những đặc điểm thực hành tôn giáo của người Chăm Bà nivà góp phần cho sự hiểu biết chung về đạo Bà ni; 2) Lý giải cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni từ góc độ so sánh vớithực hành tôn giáo của các hệ phái Islam giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụsau: 1) Hệ thống hóa thực hành tôn giáo của người Chăm theo đạo Bà ni;2) Tổng quan về các hệ phái Islam giáo; 3) Tìm các căn cứ lý giải cho 3cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni có sự tương đồng với một trongnhững cách thực hành tôn giáo của Islam giáo.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đạo Bà ni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (nơi cư trú chính của người Chăm Bà ni).4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phépbiện chứng và quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích vànhìn nhận đạo Bà ni trong sự đa dạng về hệ phái Islam giáo nói chung trênthế giới, cũng như các hệ phái Islam giáo ở Đông Nam Á nói riêng, để tìmmối liên hệ giữa đạo Bà ni với một trong những hệ phái Islam giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương phápnghiên cứu như: Phương pháp Sử học (lịch đại và đồng đại), Phương pháploại suy, Phương pháp logic, Phương pháp Tôn giáo học so sánh, và cácphương pháp miêu tả, tổng hợp, thống kê.5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một, Luận án hệ thống hóa một cách cơ bản những thực hành tôn giáocủa cộng đồng người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai, Luậnán bổ sung đầy đủ hơn thông tin về các hệ phái Islam giáo so với cácnghiên cứu trước. B ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÌNHĐẠO BÀ NI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN, BÌNH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội, 2018Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương 2. TS. Nguyễn Ngọc MaiPhản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Quang HưngPhản biện 2: PGS. TS. Ngô Hữu ThảoPhản biện 3: PGS. TS. Hoàng Thị ThơLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội vào hồi......giờ......phút, ngày.......tháng.......nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu về Islam giáo ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng tínđồ Islam giáo chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước, trong đó, tuyệtđại bộ phận là người Chăm. Không kể những tín đồ là các ngoại kiềungười Mã Lai, người Ấn Độ thì tín đồ Islam giáo ở Việt Nam có hai bộphận với hai tên gọi khác nhau, đồng thời cũng có những khác biệt vềthực hành niềm tin tôn giáo: (1) Cộng đồng Chăm Bà ni sinh sống tậptrung ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận; (2) Cộng đồng Chăm Islamsinh sống tập trung ở An Giang, Tp. Hồ Chí Minh, một số tỉnh Nam Bộ vàtỉnh Ninh Thuận. Nếu như thực hành tôn giáo của cộng đồng Chăm Islam đã được xácđịnh theo trường phái giáo luật Shafi’i và Hanifi thuộc phái Islam Sunnithì thực hành tôn giáo của người Chăm Bà ni vẫn còn khá nhiều nhận địnhvà kiến giải khác nhau, ví dụ: đạo Bà ni là biểu hiện của Islam giáo đang“thoái hóa” do cách sinh hoạt tôn giáo khép kín, không có mối liên hệ vớicộng đồng tín đồ Islam giáo trong khu vực Đông Nam Á cũng như trênthế giới; đạo Bà ni là một biến thể địa phương của Islam giáo ở ngườiChăm; là một tôn giáo địa phương của người Chăm mà không phải làIslam giáo với tư cách là một tôn giáo thế giới, mặc dù không thể phủnhận vai trò của các yếu tố Islam giáo trong đời sống tinh thần của họ; làmột loại hình tôn giáo đặc thù của người Chăm ở Ninh Thuận, BìnhThuận chứ không phải là một hình thức tín ngưỡng dân gian Chăm, bởi vìnó hội đủ những yếu tố cấu thành tôn giáo như: niềm tin, giáo lý, giáoluật, nghi lễ, có đội ngũ tu sỹ, chức sắc, cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, cũng cómột số nghiên cứu đã nêu hệ phái Islam cụ thể cho đạo Bà ni nhưng căncứ để nhận định còn sơ lược. Ở góc độ tự nhận thức, cho đến năm 2012,theo một nghiên cứu của Yoshimoto về người Chăm Bà ni ở Bắc Bình, 2Bình Thuận, người Chăm Bà ni vẫn tự xác định là “tín đồ Hồi giáo” vàkhông chấp nhận tên gọi Islam cho dù từ Hồi giáo hay đạo Hồi (thuật ngữnày, chúng tôi sẽ giải thích ở mục 1.3.) khi dịch sang tiếng Anh là Islam,nhưng đến tháng 6/2017, xung quanh sự kiện ghi danh tôn giáo trên chứngminh thư cho người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận, một chức sắc Bà ni lại cókiến nghị không được gộp Chăm Bà ni và Chăm Islam vào chung một cáitên là “đạo Hồi” cho dù vị chức sắc này có ghi nhận đạo Bà ni có nguồngốc từ Islam giáo. Do vậy, việc định danh hay xác định hệ phái cho đạoBà ni vẫn là vấn đề cần thiết mang tính khoa học. Các nghiên cứu đi trước ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến: sự dunhập của Islam giáo vào người Chăm, tầng lớp tu sỹ, thực hành tôn giáo,nghi lễ vòng đời,… nhưng do mục đích nghiên cứu khác nhau nên chưa cócông trình nghiên cứu riêng biệt về đạo Bà ni từ góc độ Tôn giáo học. Từthực tiễn và nhu cầu nhận thức khoa học về tôn giáo, chúng tôi chọn đề tài“Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuậnhiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm: 1) Làm rõ những đặc điểm thực hành tôn giáo của người Chăm Bà nivà góp phần cho sự hiểu biết chung về đạo Bà ni; 2) Lý giải cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni từ góc độ so sánh vớithực hành tôn giáo của các hệ phái Islam giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụsau: 1) Hệ thống hóa thực hành tôn giáo của người Chăm theo đạo Bà ni;2) Tổng quan về các hệ phái Islam giáo; 3) Tìm các căn cứ lý giải cho 3cách thực hành tôn giáo của đạo Bà ni có sự tương đồng với một trongnhững cách thực hành tôn giáo của Islam giáo.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đạo Bà ni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (nơi cư trú chính của người Chăm Bà ni).4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phépbiện chứng và quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích vànhìn nhận đạo Bà ni trong sự đa dạng về hệ phái Islam giáo nói chung trênthế giới, cũng như các hệ phái Islam giáo ở Đông Nam Á nói riêng, để tìmmối liên hệ giữa đạo Bà ni với một trong những hệ phái Islam giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương phápnghiên cứu như: Phương pháp Sử học (lịch đại và đồng đại), Phương pháploại suy, Phương pháp logic, Phương pháp Tôn giáo học so sánh, và cácphương pháp miêu tả, tổng hợp, thống kê.5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một, Luận án hệ thống hóa một cách cơ bản những thực hành tôn giáocủa cộng đồng người Chăm Bà ni ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai, Luậnán bổ sung đầy đủ hơn thông tin về các hệ phái Islam giáo so với cácnghiên cứu trước. B ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Tôn giáo học Tôn giáo học Đạo Bà ni Cộng đồng người ChămTài liệu có liên quan:
-
205 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 435 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 419 1 0 -
174 trang 384 0 0
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 319 0 0 -
206 trang 310 2 0
-
228 trang 277 0 0
-
32 trang 260 0 0
-
208 trang 244 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 243 0 0