Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.60 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi" được nghiên cứu với mục tiêu: Chỉ ra được những yếu tố cốt lõi: bản chất của vấn đề phục dựng lễ hội, động cơ và vai trò của các bên tham gia, kết quả cũng như những vấn đề cần được thảo luận qua việc so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI -----------*--------- PHAN THÙY GIANGVẤN ĐỀ PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội – 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘINgười hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Hồng LýPhản biện 1: PGS. TS. Trần Thị AnPhản biện 2: GS. TS. Bùi Quang ThanhPhản biện 3: PGS. TS. Trần Đức Ngôn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấpHọc viện họp tại Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới,không khí chính trị xã hội cũng trở nên cởi mở hơn; mọi khía cạnhtrong phạm trù văn hóa được tạo điều kiện để phát triển. Phong tràophục dựng lễ hội đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, ở mọi tộcngười đồng chủ thể quốc gia. Lễ hội điện Trường Bà cũng nằm trongsố đó, và trở thành vốn quý tinh thần của huyện Trà Bồng. Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu phân tích sựchuyển đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về bản chất, vaitrò, vị trí của văn hóa đối với tiến trình phát triển của đất nước. Ởphạm vi hẹp hơn, đã có những nghiên cứu về thay đổi trong tâm thứcvà hành vi của cộng đồng đối với các thực hành văn hóa tâm linhtrong bối cảnh mới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trường hợpđều được thực hiện ở những địa phương thuần nhất về thành phần tộcngười. Huyện Trà Bồng là địa phương đa tộc người, đa văn hóa, baogồm cả văn hóa tâm linh. Quá trình phục dựng lễ hội điện TrườngBà, ngoài người dân làng Xuân Khương, còn có sự chỉ đạo của cáccơ quan quản lý nhà nước và sự tham gia của các tộc người thiểu số.Vậy quá trình phục dựng lễ hội ở đây đã diễn ra như thế nào? Bảnchất của quá trình này là gì? Hấp lực của lễ hội có thu hút được cáccộng đồng thiểu số tự giác tham gia hay không? Và liệu rằng, nhữngngười tham gia lễ hội thuộc nhiều cộng đồng tộc người, nhiều nhómxã hội có thể thông hiểu lẫn nhau và biểu đạt một diễn ngôn chunghay không? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi quyết định chọn đề tài“Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnhQuảng Ngãi”để thực hiện luận án tiến sĩ văn hóa học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của NCS và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án kỳ vọng chỉ ra được những yếu tố cốt lõi: bản chấtcủa vấn đề phục dựng lễ hội, động cơ và vai trò của các bên tham gia,kết quả cũng như những vấn đề cần được thảo luận qua việc so sánhgiữa lý thuyết và thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ của NCS Để thực hiện luận án, NCS tự đặt cho mình các nhiệm vụ cơbản như sau: (i) Tổng quan tình hình nghiên cứu về phục dựng lễ hộinói chung, lễ hội điện Trường Bà nói riêng; (ii) Xác lập cơ sở lý luậncủa đề tài nghiên cứu; (iii) Nhận diện di tích và lễ hội điện Trường 1Bà trong quá khứ và đương đại; (iv) Phân tích các bối cảnh chính củaquá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà trong những năm gần đây;(v) Tìm hiểu động cơ của các bên liên quan trong quá trình phụcdựng lễ hội điện Trường Bà, từ đó chỉ ra được bản chất của quá trìnhnày; và (vi) Chỉ ra kết quả đạt được cũng như những vấn đề cần thảoluận khi so sánh giữa thực tiễn với các hệ thống lý thuyết. 2.3. Những câu hỏi nghiên cứu chính Luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính nhưsau: (i) Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà đã diễn ra trongnhững bối cảnh nào; (ii) Các bên tham gia đã phục dựng lễ hội điệnTrường Bà ở huyện Trà Bồng như thế nào; (iii) Các bên liên quan cóvai trò và mục đích gì trong quá trình phục dựng lễ hội điện TrườngBà; và (iv) Kết quả đạt được và những vấn đề cần thảo luận là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là “vấn đề phục dựng lễhội điện Trường Bà”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu được xác định là huyện Trà Bồng, tỉnhQuảng Ngãi - nơi diễn ra lễ hội điện Trường Bà và cũng là khônggian cư trú của các tộc người Kinh, Hoa, Cor, một số dân tộc thiểu sốkhác. Luận án tập trung nghiên cứu lễ hội điện Trường Bà trong bốicảnh đương đại, trong khoảng thời gian từ sau năm 1986 đến nay, cósự so sánh với lễ hội được thực hiện trong quá khứ để chỉ ra nhữngtruyền thống mới được sáng tạo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án chú trọng đến việc tìm hiểu quan điểm của ngườitrong cuộc và tiếp cận chỉnh thể. Theo hướng quan điểm và tiếp cậnnày, luận án khai thác tối đa hiểu biết của các cộng đồng tộc người vềlễ hội điện Trường Bà trong quá khứ, tìm hiểu vai trò thực tế của mỗibên tham gia, và hiểu được quan điểm của họ về lễ hội sau quá trìnhphục dựng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong thực hiện đề tàiluận án về cơ bản là sự kết hợp giữa việc phân tích, tổng hợp nguồntài liệu thứ cấp với việc thu thập, xử lý các tư liệu điền dã. Các côngcụ chính trong giỏ phương pháp nghiên cứu nhân học-dân tộc học 2như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, kiểm tra chéothông tin… đều được vận dụng một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quảtối đa. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án bổ sung sự hiểu biết về một vùng đất đang chuyểnmình dưới sức ép của quá trình Toàn cầu hóa. Ngoài việc góp thêmmột góc nhìn về phục dựng lễ hội ở một tiểu vùng văn hóa đ ...

Tài liệu có liên quan: