Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của xạ trị đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả của xạ trị đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III" được nghiên cứu với mục tiêu là: Xác định tỉ lệ đáp ứng, kiểm soát tại chỗ tại vùng sau xạ trị; Đánh giá biến chứng sớm, biến chứng muộn và chức năng lưỡi sau xạ trị; Xác định tỉ lệ sống còn toàn bộ, không bệnh 2 năm, 5 năm sau xạ trị và các yếu tố ảnh hưởng sống còn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của xạ trị đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÂM ĐỨC HOÀNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ TRỊ ĐỐI VỚI UNG THƯ LƯỠI DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN I, II, III Ngành: Ngoại tiêu hóa Mã số: 62720125 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh, Năm 2023 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. CUNG THỊ TUYẾT ANH TS. BS. ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi ......... giờ ......... ngày ......... tháng ......... năm .......... Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN LÝ DO VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Ung thư lưỡi di động là loại ung thư thường gặp nhất trong các ung thư hốc miệng. Tác giả Piccirillo tại Hoa Kỳ (2007) ghi nhận trong số 40.000 trường hợp ung thư hốc miệng có 8.637 trường hợp ung thư lưỡi. Theo Ghi nhận ung thư quần thể Thành phố Hồ Chí Minh (2019), trong năm 2016 có khoảng 200 trường hợp ung thư hốc miệng mới mắc, trong đó ung thư lưỡi di động chiếm tỉ lệ 30 đến 40%. Tại Bệnh viện K Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Đăng (2022) khi mô tả đặc điểm lâm sàng của ung thư hốc miệng giai đoạn III-IVA,B đã ghi nhận ung thư lưỡi di động chiếm tỉ lệ trên 48% trong các loại ung thư hốc miệng. Trong 30 năm qua, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư hốc miệng như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, tuy nhiên sống còn sau điều trị nhìn chung chưa cải thiện nhiều. Phẫu thuật thường được ưu tiên lựa chọn điều trị ban đầu và cho kết quả kiểm soát tại chỗ tại vùng rất tốt. Tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM, từ năm 2016 đến năm 2021 đã có 1.042 trường hợp ung thư lưỡi di động được lựa chọn phẫu thuật là điều trị ban đầu. Hầu hết trường hợp sau phẫu thuật, hình dạng lưỡi không như ban đầu và cần phải tiến hành phẫu thuật tạo hình. Xạ trị triệt để ban đầu đối với một số trường hợp ung thư lưỡi không phẫu thuật như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nội khoa kèm theo, bệnh nhân không thể phẫu thuật, từ chối phẫu thuật hoặc có nguyện vọng bảo tồn lưỡi. Các nghiên cứu cho thấy, xạ trị triệt để ung thư lưỡi giai đoạn sớm cho tỉ lệ kiểm soát tại chỗ từ 80 đến 90%, với cấu trúc và chức năng lưỡi được bảo tồn. Theo tác 2 giả Delclos, xạ trị ngoài kết hợp xạ trị trong cho kết quả kiểm soát tại chỗ đối với T1 là 95%, T2 là 90% và T3 là 78%, nhưng nguy cơ hoại tử xương hàm dưới cũng tăng khi tăng liều xạ tại chỗ. Tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh nói riêng, xạ trị triệt để đơn thuần bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong mô đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III đã được thực hiện từ thập niên 1980. Tuy nhiên, chưa có số liệu cụ thể về hiệu quả kiểm soát tại chỗ - tại vùng, sống còn cũng như vai trò bảo tồn lưỡi của phương pháp này. Để nhận định vai trò của xạ trị triệt để trong điều trị thay thế phẫu thuật ung thư lưỡi đối với một số trường hợp đặc biệt, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với câu hỏi: “Xạ trị triệt để bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong mô có hiệu quả và tác dụng phụ như thế nào đối với bệnh nhân ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III, được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh?'. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỉ lệ đáp ứng, kiểm soát tại chỗ tại vùng sau xạ trị 2. Đánh giá biến chứng sớm, biến chứng muộn và chức năng lưỡi sau xạ trị 3. Xác định tỉ lệ sống còn toàn bộ, không bệnh 2 năm, 5 năm sau xạ trị và các yếu tố ảnh hưởng sống còn ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh được chẩn đoán ung thư lưỡi, nhập Bệnh viện Ung bướu TP. HCM từ 01/ 01/ 2016 đến 31/ 12/ 2021, thỏa tiêu chí chọn bệnh nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả loạt ca. 3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên lựa chọn trong điều trị ung thư lưỡi, bên cạnh đó xạ trị được lựa chọn điều trị thay thế phẫu thuật trong một số trường hợp đặc biệt. Xạ trị triệt để bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong mô có thể áp dụng đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn sớm I, II, III khi không thể phẫu thuật, bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nội khoa hoặc nguyện vọng của bệnh nhân. Nghiên cứu về hiệu quả của xạ trị triệt để ung thư lưỡi trong một số trường hợp đặc biệt, đồng thời nêu lên được tính ưu việt của xạ trị trong việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của lưỡi là những đóng góp mới của nghiên cứu. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ...

Tài liệu có liên quan: