Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả điều trị phẫu thuật lóc động mạch chủ cấp tính loại A-Stanford tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả điều trị phẫu thuật lóc động mạch chủ cấp tính loại A-Stanford tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức" là Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lóc động mạch chủ loại A cấp tính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả điều trị phẫu thuật lóc động mạch chủ cấp tính loại A-Stanford tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐứcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ NGỌC TÚ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LÓC ĐỘNG MẠCH CHỦCẤP TÍNH LOẠI A-STANFORD TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC Chuyên ngành : Ngoại Lồng Ngực Mã số : 62720124 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN HỮU ƢỚC Phản biện 1 : PGS. TS Đặng Ngọc Hùng Phản biện 2 : PGS.TS Mai Văn Viện Phản biện 3 : PGS.TS Nguyễn Quang TuấnLuận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường tạiTrường Đại học Y Hà NộiVào hồi …… giờ, ngày …… tháng ………. năm 2017Có thể tìm hiểu luận án : Thư viện quốc gia Thư viện Đại học Y Hà Nội 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Lóc động mạch chủ (LĐMC) loại A cấp tính gây tử vong nhanhchóng do vỡ vào khoang màng tim gây chèn ép tim. Nếu không đượcphẫu thuật, 50% tử vong trong 48h đầu và 90% tử vong trong 1tháng. Nếu được điều trị đúng và phẫu thuật kịp thời, tỉ lệ này giảmđi rất nhiều, có thể chỉ còn dưới 10%.2. Tính cấp thiết của đề tài Phẫu thuật LĐMC loại A cấp tính đã được thực hiện trong nước từhàng chục năm nay. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong ở thời kỳ đầu còn rất cao, tớihơn 30%. Hiện nay, bệnh viện Việt Đức đã thực hiện phẫu thuậtLĐMC loại A cấp tính thường qui như tất cả các cấp cứu ngoại khoakhác. Tuy nhiên đây vẫn được coi là một trong những phẫu thuật timmạch nặng nề nhất do thường diễn ra trong đêm, đòi hỏi nhân lựcchuyên khoa sâu, phối hợp nhịp nhàng về cả phẫu thuật, gây mê hồisức cũng như vận hành tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Tại ViệtNam cũng đã có những tổng kết về phẫu thuật bệnh lý ĐMC ngựcnói chung, nhưng vẫn còn ít tài liệu tập trung vào kết quả phẫu thuậtcủa riêng LĐMC loại A. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quảđiều trị phẫu thuật của bệnh này là cần thiết để đưa ra được một tổngkết đầy đủ, từ đó có thể phân tích, tìm hiểu ưu, nhược điểm của từngkĩ thuật nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, giúp hạ được tỉ lệ tử vongtương đương với các trung tâm lớn trên thế giới.3. Mục tiêu của đề tài: Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kếtquả điều trị phẫu thuật lóc động mạch chủ cấp tính loại A-Stanford tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với hai mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫucủa lóc động mạch chủ loại A cấp tính tại Bệnh viện Việt Đức. 22. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị lóc động mạch chủ loại Acấp tính tại Bệnh viện Việt Đức.4. Những đóng góp mới của luận án - Là công trình nghiên cứu tổng thể đầu tiên ở Việt Nam vềLĐMC loại A Stanford cấp tính. - Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và siêu âm (SA) tim là nhữngphương pháp hàng đầu chẩn đoán chính xác bệnh LĐMC. - LĐMC loại A Stanford cấp tính cần được phẫu thuật càng sớmcàng tốt. Tỉ lệ cứu sống bệnh nhân sau mổ và sau thời gian theo dõi 3năm đạt tương đương với các tác giả khác trên thế giới. - Thể LĐMC máu tụ trong thành (MTTT) có kết quả phẫu thuậtsớm và trung hạn tốt hơn thể kinh điển.5. Bố cục luận án Luận án có 127 trang với 4 chương chính: Đặt vấn đề: 2 trang Chương 1. Tổng quan: 38 trang Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 trang Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 25 trang Chương 4. Bàn luận: 45 trang Kết luận và kiến nghị: 3 trang Luận án có 31 bảng, 9 biểu đồ, 49 hình vẽ và 132 tài liệu tham khảo. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. Cấu trúc và cơ chế hình thành lóc động mạch chủ1.1.1. Cấu trúc thành động mạch chủ Gồm 3 lớp áo: trong, giữa và ngoài. Thương tổn giải phẫu bệnhhay gặp trong LĐMC là thoái hóa áo giữa (medial degeneration), tuynhiên đây không phải là thương tổn đặc hiệu cho LĐMC. Thương tổncấu trúc mạch nuôi mạch của lớp áo ngoài là nguyên nhân dẫn tới thểLĐMC mà không có lỗ rách áo trong.1.1.2. Cơ chế hình thành lóc động mạch chủ Khoảng 90% LĐMC được khởi phát bằng một lỗ rách áo trong.Số ít trường hợp còn lại được cho là bắt đầu bởi sự rách của lớp mạchnuôi mạch, từ đó tạo ra huyết khối chiếm toàn bộ lòng giả mà khôngcó lỗ rách áo trong.1.2. Các phân loại lóc động mạch chủ1.2.1. Phân loại De Bakey Loại I: lóc cả ở ĐMC ngực và bụng. Loại II: lóc chỉ ở ĐMC lên.Loại III: lóc từ sau ĐM dưới đòn trái.1.2.2. Phân loại Stanford Loại A: lóc bao gồm ĐMC lên. Loại B: lóc từ sau ĐM dưới đòn trái.1.2.3. Phân loại Svensson Loại 1: LĐMC kinh điển. Loại 2: thể máu tụ trong thành (MTTT).Loại 3: có lỗ rách áo trong nhưng không kèm theo máu tụ. Loại 4: lócdo ổ loét xơ vữa thủng ĐMC. Loại 5: LĐMC do can thiệp nội mạch.1.3. Chẩn đoán lóc động mạch chủ loại A cấp tính1.3.1. Bệnh cảnh lâm sàng: Hội chứng ĐMC cấp gồm đau ngực, tăng huyết áp (THA). Có thểnghe thấy tiếng thổi tâm trương của hở van ĐMC. Quá trình LĐMCcó thể gây ra hậu quả thiếu máu tại các cơ quan đích, gọi là hộichứng giảm tưới máu tạng (malperfusion syndrome), bao gồm: giảm 4tưới máu não, giảm tưới máu tim, thiếu máu chi, thiếu máu mạc treovà giảm tưới máu thận.1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh. - XQ ngực: chỉ có mang tính chất gợi ý, không đặc hiệu. - Chụp CLVT: dấu hiệu chính để chẩn đoán LĐMC thể kinh điển làvách áo trong (intimal flap), ch ...

Tài liệu có liên quan: