Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện sinh lý tim và kết quả điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số Radio

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.42 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện sinh lý tim và kết quả điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số Radio" được nghiên cứu nhằm mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện sinh lý tim ở bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ; Đánh giá kết quả trong 6 tháng điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số Radio.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện sinh lý tim và kết quả điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số Radio BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 VIÊN HOÀNG LONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, ĐIỆN SINH LÝ TIM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ BỀN BỈ BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO Ngành/Chuyên ngành: Nội khoa/Nội tim mạch Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Phạm Quốc Khánh 2. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp học viện, họp tại viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. Vào hồi giờ. ngày. tháng. năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện của viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Long V. H., Khanh P. Q., & Son P. N. (2023). Clinical characteristics and electrophysiological features in patients with persistent atrial fibrillation undergoing radiofrequency energy ablation. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 17(TA). https://doi.org/10.52389/ydls.v17iTA.1639 2. Long V. H., Khanh P. Q., & Son P. N. (2023). The results of persistent atrial fibrillation ablation with radiofrequency energy after a six-month follow-up. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 17(TA). https://doi.org/10.52389/ydls.v17iTA.1636 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm qua rung nhĩ (RN) đã trở thành một trong những rối loạn nhịp được quan tâm nhất cũng như chiếm đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe trên các nước phát triển. Bên cạnh việc gây triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, rung nhĩ là nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch hệ thống, đột quỵ, làm tăng tỉ lệ suy tim, tử vong và tái nhập viện với các bệnh nhân tim mạch. Theo thống kê của hội tim mạch Châu Âu năm 2016 trên thế giới có khoảng 43,6 triệu bệnh nhân rung nhĩ, tỷ lệ mắc rung nhĩ tăng theo tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch đồng mắc khác.. Khác với các rối loạn nhịp khác, rung nhĩ có xu hướng tiến triển từ rung nhĩ cơn sang rung nhĩ bền bỉ và trở thành rung nhĩ mãn tính theo thời gian. Massimo Zoni - Berriso và cộng sự thống kê trên dân số châu Âu năm 2014 ghi nhận 50% số bệnh nhân rung nhĩ là rung nhĩ mãn tính, 20-30% rung nhĩ cơn và rung nhĩ bền bỉ. Việc chuyển nhịp sớm cho các bệnh nhân rung nhĩ cơn và rung nhĩ bền bỉ sẽ giúp giảm tỉ lệ chuyển thành rung nhĩ mãn tính. Đến nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc can thiệp điều trị rung nhĩ với những kết quả rất hứa hẹn. Năm 1994, Haissenguerre M. đã lần đầu tiên ứng dụng năng lượng sóng có tần số radio để điều trị cho những bệnh nhân bị rung nhĩ, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, tỷ lệ thành công còn thấp từ 33 – 60%, tỷ lệ biến chứng cao, thời gian làm can thiệp kéo dài đến 5-6 giờ. Từ năm 1996, Pappone C. đã sử dụng hệ thống định vị buồng tim ba chiều CARTO trong điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio... Mặc dù đã có nhiều tiến bộ cũng như cải tiến về dụng cụ, kĩ thuật, mức độ thành công trong việc duy trì nhịp xoang sau can thiệp với nhóm bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ chưa thực sự cao như những trường hợp rung nhĩ cơn. Bên cạnh đó chi phí dành cho một ca can thiệp triệt đốt rung nhĩ (đặc biệt tại hoàn cảnh Việt Nam) vẫn còn cao, thời gian thủ thuật kéo dài. Điều này khiến cho ngay cả các bác sĩ tim mạch vẫn ngần ngại chỉ định phương pháp 2 điều trị can thiệp kiểm soát nhịp này cho bệnh nhân. Chính vì vậy cho đến nay việc can thiệp triệt đốt trên nhóm bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ chưa được thực hiện một cách rộng rãi và thường quy tại Việt Nam như trên thế giới 2. Mục tiêu của đề tài - Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện sinh lý tim ở bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ. - Đánh giá kết quả trong 6 tháng điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số Radio. 3. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài - Xác định được các rối loạn nhịp nhĩ khác và cơ chất đi kèm trên các bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ, đánh giá các đặc điểm điện sinh lý học tim sau khi chuyển nhịp về nhịp xoang. - Xác định được tỉ lệ thành công duy trì nhịp xoang và thay đổi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trong 6 tháng sau can thiệp triệt đốt rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số radio - Đánh giá được mối liên quan giữa sự xuất hiện lại rung nhĩ trong giai đoạn sớm (≤ 3 tháng sau can thiệp), thời gian từ khi được chẩn đoán rung nh ...

Tài liệu có liên quan: