Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp qua da

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.03 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương ĐMC ở BN hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ. Đánh giá kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp đặt Stent qua da.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp qua daBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 TRẦN NGUYỄN PHƢƠNG HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ BẰNG PHƢƠNG PHÁP CAN THIỆP QUA DA Chuyên ngành: Nội tim mạch Mã số: 62.72.01.41 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – Năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Điện Biên 2. GS.TS. Võ Thành NhânPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Việnvào hồi: ........ giờ ......... ngày ....... tháng ........ năm ..........Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, trong đó có khoảng 20 – 30%nguyên nhân là do hẹp động mạch cảnh (ĐMC) ngoài sọ. Điều trị bệnh lý hẹp ĐMC bao gồm 3 phương pháp: điều trị nộikhoa, phẫu thuật bóc tách lớp nội mạc ĐMC (CEA), đặt stent ĐMC(CAS). Trong đó, điều trị nội khoa có kết quả không cao với tỷ lệ độtquỵ là 26% sau 2 năm theo dõi trong NC NASCET. Cho đến nay,CEA vẫn là tiêu chuẩn vàng nhưng có bất lợi là các biến chứng cuộcmổ như gây liệt thần kinh sọ và các biến chứng nội khoa như nhồimáu cơ tim và không phải tất cả các BN đều phù hợp với phẫu thuật. Trong 2 thập niên qua, với sự tiến bộ mạnh mẽ của các kỹ thuậtnội mạch bắt đầu với nong bóng ĐMC (1980) rồi sau đó đặt stentĐMC kết hợp với các dụng cụ phòng ngừa thuyên tắc, đặt stent ĐMCđã được chấp nhận rộng rãi và đã được FDA chấp thuận như là mộtphương pháp điều trị thay thế cho CEA trong một số tình huống lâmsàng. Tại Việt Nam, điều trị bệnh lý hẹp ĐMC vẫn còn là một vấn đềchưa được quan tâm đúng mức. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâmsàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằngphương pháp can thiệp qua da” tại bệnh viện Chợ Rẫy nhằm mụctiêu sau: 1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thươngĐMC ở BN hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ. 2) Đánh giá kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằngphương pháp đặt Stent qua da. 22. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, mặc dù đột quỵ rất thường gặp, là nguyên nhângây tử vong đứng hàng thứ 2 theo thống kê năm 2010, nhưng bệnh lýĐMC vẫn chưa được quan tâm đúng mức và hiện tại có rất ít báo cáovề CEA và đặt stent ĐMC. Điều trị nội khoa cho hiệu quả không caovà phẫu thuật bóc tách nội mạc ĐMC rất ít được thực hiện. Với sựtiến bộ mạnh mẽ của các kỹ thuật nội mạch làm cho đặt stent ĐMCđang đang dần nổi trội và đã được chứng minh hiệu quả tương đươngvới CEA cũng như tính an toàn đặc biệt ưu thế trên nhóm BN nguycơ cao và rất cao. Những kết quả bước đầu cho thấy khả quan củaphương pháp điều trị đặt stent ĐMC trong 30 trường hợp tại khoaTim Mạch Can Thiệp với tỷ lệ các biến cố chính thấp. Vì vậy,“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹpĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp qua da” là nhu cầucấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn.3. Những đóng góp mới của luận án: NC xác định được: - Đa số BN là nam giới, lớn tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ timmạch và bệnh lý nội khoa đi kèm. Đa số hẹp ĐMC có triệu chứng,mức độ hẹp nặng (70 – 90%) và tổn thương ở ĐMC trong là chiếmđa số. - Tỷ lệ thành công của đặt stent ĐMC đoạn ngoài sọ là 100%,chỉ có 1,6% trường hợp đột quỵ nhẹ trong và ngay sau thủ thuật. Tỷlệ biến cố chính sau 30 ngày là 1,6%. Sau đặt stent ĐMC 1 năm; chỉ1,6% trường hợp tử vong, không có thêm trường hợp đột quỵ nào, tỷlệ biến cố chính là 1,6%. Không có trường hợp tái hẹp trong stent nàosau 1 năm. 3 - Sau 1 năm theo dõi, nhóm điều trị nội khoa có các biến cố độtquỵ (19,7%), tử vong (13,1%), biến cố chính (31,1%) cao hơn rấtnhiều và có ý nghĩa thống kê so với nhóm đặt stent ĐMC.4. Bố cục luận án Luận án gồm 113 trang, gồm đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu2 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng và phương pháp nghiêncứu 22 trang, kết quả 23 trang, bàn luận 28 trang, kết luận và kiếnnghị 3 trang. Có 63 bảng và biểu đồ, 23 hình và 147 tài liệu thamkhảo (tài liệu 13 tiếng Việt và 134 tiếng Anh). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Bệnh lý hẹp ĐMC1.1.4. Diễn tiến tự nhiên Nếu hẹp 60% động mạch cảnh không triệu chứng thì nguy cơ độtquỵ hàng năm là 2,1%. Trong NC NASCET, nguy cơ đột quỵ cùngbên sau 5 năm theo dõi trên những BN hẹp động mạch cảnh có triệuchứng điều trị nội khoa là 18,7% nếu hẹp ≤ 50%, là 22,2% nếu hẹp50-69%; nguy cơ đột quỵ cùng bên sau 2 năm theo dõi trên nhữngBN hẹp nặng (70 – 99%) động mạch cảnh có triệu chứng là 26%. Cómối tương quan rõ rệt giữa mức độ hẹp và nguy cơ tử vong với nguycơ tử vong tương đối khi hẹp < 45% là 1,32; hẹp 45 – 74% là 2,22%;hẹp 75 – 99% là 3,24.1.1.5. Biểu hiện lâm sàng Âm thổi ĐMC thường là dấu hiệu phát hiện hẹp ĐMC khôngtriệu chứng. Cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ là biểu hiệnthường gặp nhất của hẹp ĐMC có triệu chứng. Các triệu chứng khác 4của hẹp ĐMC bao gồm mất ngôn ngữ hay rối loạn vận ngôn, rối loạnthị giác (mất thị giác tạm thời cùng bên hay bán manh cùng bên).1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HẸP ĐMC1.2.2. Siêu âm Doppler mạch máu là xét nghiệm không xâm lấnchuẩn để đánh giá hẹp ĐMC. Độ chính xác của nó thay đổi tùy NC;trong NC NASCET thì độ nhạy là 68%; độ đặc hiệu 67%.1.2.3. Chụp mạch máu bằng cộng hưởng từ (MRA) NC so sánh với chụp DSA m ...

Tài liệu có liên quan: