Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng - niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 875.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng - niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi bàng quang niệu đạo trong chẩn đoán teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo; Đánh giá kết quả điều trị teo hậu môn, rò trực tràng – niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng - niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGÔ DUY MINH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TEO HẬU MÔN,RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU ĐẠO BẰNG PHẪU THUẬTNỘI SOI KẾT HỢP VỚI ĐƢỜNG SAU TRỰC TRÀNG GIỮ NGUYÊN CƠ THẮT Chuyên ngành : Ngoại Khoa Mã số : 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2024 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm 2. PGS.TS. Phạm Duy HiềnPhản biện 1: PGS.TS. Triệu Triều DươngPhản biện 2: PGS.TS. Lê Thanh SơnPhản biện 3: PGS.TS. Đỗ Trường Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại Học Y Hà NộiCÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN1. Ngô Duy Minh, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, Trần Anh Quỳnh. Kết quả bước đầu điều trị rò trực tràng – niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp đường sau trực tràng bảo tồn cơ thắt ngoài hậu môn. Tạp chí nghiên cứu y học TP. Hồ Chí Minh 2020, phụ bản tập 24, số 6: 78-83.2. Ngô Duy Minh, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, Trần Anh Quỳnh. Kết quả lâu dài điều trị teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt. Tạp chí y học việt nam. 2023, 531(2): 343-348. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo là dị tật phổ biến nhất trong các loại dị tậthậu môn trực tràng, nó được biết sớm nhất và hay gặp nhất trong cấp cứu ngoạinhi. Tần suất được thống kê chung trong y văn là 1/5.000 trẻ mới sinh. Đây là dịtật chủ yếu gặp ở nam giới, rất hiếm gặp ở nữ giới. Nguyên nhân gây dị tật này là do bất thường trong quá trình phân chia ổ nhớptrong và ổ nhớp ngoài trong thời kỳ bào thai. Đây là dị tật đa dạng và phức tạp vìcó liên quan đến cả hệ tiết niệu, sinh dục và kèm theo nhiều loại dị tật ở các cơquan khác. Lỗ rò từ trực tràng vào niệu đạo có thể nằm ở phần dưới (niệu đạo hành) hoặcphần cao hơn (tuyến tiền liệt) của niệu đạo, việc đánh giá chính xác tổn thương sẽ giúpphẫu thuật viên có lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và tiên lượng bệnh. Chẩn đoán dị tật này trước phẫu thuật tạo hình hậu môn chủ yếu dựa vào thămkhám lâm sàng và cận lâm sàng như chụp X quang túi cùng trực tràng, chụp bàngquang niệu đạo trong khi tiểu, tuy nhiên hiệu quả chẩn đoán chính xác đường ròcòn thấp, chỉ trong khoảng 60-70%. Gần đây, nội soi bàng quang niệu đạo cũngđược áp dụng mang lại kết quả khả quan hơn. Phẫu thuật qua đường sau trực tràng được Amussat thực hiện lần đầu tiên năm1835, từ đó cho đến trước năm 1982 đã có rất nhiều kỹ thuật mổ chữa dị tật hậumôn trực tràng được nhiều tác giả nghiên cứu như phẫu thuật đường bụng kết hợptầng sinh môn của Rhoad năm 1948, phẫu thuật qua đường trước xương cùng đểhạ bóng trực tràng qua giữa cơ thắt ngoài của Stephens 1953 Năm 1982, De Vries và Penã giới thiệu kỹ thuật mổ tạo hình hậu môn bằngđường dọc qua phía sau trực tràng, kỹ thuật này được các phẫu thuật viên nhikhoa trên thế giới áp dụng rộng rãi và trở thành kỹ thuật chuẩn trong điều trị teohậu môn rò trực tràng niệu đạo. Năm 2000, Georgeson đã báo cáo phẫu thuật nội soi hỗ trợ tạo hình hậu môncho thể loại dị tật hậu môn trực tràng loại cao sau đó được mở rộng, áp dụng chocả loại trung gian. Phẫu thuật nội soi kết hợp với phẫu thuật đường sau trực tràng đượcGolebiewski giới thiệu vào năm 2011. Bischoff và cộng sự cũng báo cáo vềphương pháp này năm 2013, tuy nhiên với sự kết hợp này, cơ thắt không đượcbảo tồn nguyên vẹn gây ra những rối loạn đại tiện về sau. Hiện nay, tạo hình hậu môn trong bệnh lý teo hậu môn rò trực tràng niệu đạocó hai phương pháp phổ biến là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở đường sautrực tràng, hiệu quả của mỗi phương pháp này vẫn còn nhiều bàn luận bởi nhữngưu, nhược điểm riêng của từng phương pháp phẫu thuật. Để tận dụng các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của từng phương pháptrên, từ năm 2011 tại bệnh viện Nhi trung ương Nguyễn Thanh Liêm đã tiến hànhphẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt để điều trịbệnh lý này cho thấy đây là phương pháp tiếp cận sinh lý và ít biến chứng. 2 Kỹ thuật này cũng đã được tiến hành tại một số trung tâm phẫu thuật nhi khoatrên thế giới với kết quả khả quan, mở ra một cách tiếp cận mới nhằm mục đíchtăng cường chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân dị tật teo hậu môn rò trựctràng – niệu đạo. Cho đến nay tại Việt nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về giá trịcủa các phương pháp chẩn đoán vị trí đường rò cũng như kết quả điều trị lâu dàisau phẫu thuật đối với bệnh lý teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo, do vậy chúngtôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu điều trị teo hậu môn, rò trực tràng – niệu đạobằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt”nhằm 2 mục tiêu:1. Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi bàng quang niệu đạo trong chẩn đoán teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo.2. Đánh giá kết quả điều trị teo hậu môn, rò trực tràng – niệu đạo bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về phôi thai học, giải phẫu hậu môn trực tràng, sinh lý đạitiện và phân loại dị tật ...

Tài liệu có liên quan: