Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.87 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là Mô tả một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến có hội chứng chuyển hóa. Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vảy nến và mối liên quan với lâm sàng. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metforminBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------------- HUỲNH THỊ XUÂN TÂM NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA BẰNGMETHOTREXATE KẾT HỢP METFORMIN Chuyên ngành: Da liễu Mã số: 62.72.01.52 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2020 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Thị Vân 2. TS. Trần Ngọc ÁnhPhản biện: 1. 2. 3.Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến (VN) là một trong những bệnh da thường gặp, chiếmtừ 1-3% dân số số. Tỉ lệ này phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc và vùngđịa lý: ở khu vực Bắc Âu có tỷ lệ mắc vảy nến lên đến 3%, Mỹ có tỷlệ mắc khoảng 2%, Trung Quốc chỉ có 0,3% dân số. Tại Việt Nam,hiện chưa tìm thấy nghiên cứu dịch tễ về tỷ lệ hiện mắc của bệnh, cómột vài nghiên cứu riêng rẽ như ở Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dươngtỷ lệ vảy nến chiếm 1,5% dân số. Vảy nến và béo phì đều có sự biểu hiện tăng quá mức của cácyếu tố gây viêm và các cytokines giống nhau; IL-6, TNF-α,adiponectin, và PAI-1 là các adipocytokines. Nồng độ TNF-α tăngtrên bệnh nhân vảy nến, có mối tương quan thuận với chỉ số BMI vàtình trạng đề kháng insulin. Kiểm soát các hội chứng chuyển hóa (HCCH) trong VN làđiều hết sức cần thiết, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên,điều trị VN trên nền các RLCH còn nhiều khó khăn do cơ chế sinhbệnh, diễn tiến và các bằng chứng lâm sàng còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu sự phối hợp giữa MTX và MET trong bệnh VN cóHCCH ở nước ngoài có một vài nghiên cứu, nhưng tại Việt Namchưa có một nghiên cứu nào vì vậy chúng tôi tiến hành ngiên cứu đềtài này với các mục tiêu: 1.Mô tả một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnhvảy nến có hội chứng chuyển hóa. 2.Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vảy nến và mốiliên quan với lâm sàng 3.Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa vànặng có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin. 2 Chương 1: TỔNG QUAN1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh vảy nến1.1.1. Đặc điểm lâm sàng- Thương tổn trên da: Thương tổn đặc trưng là mảng hồng ban khôngthâm nhiễm, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng. Kích thước thương tổncó thể thay đổi từ những sẩn bằng đầu kim cho đến những mảng baophủ phần lớn cơ thể. Vảy nến có khuynh hướng đối xứng và đây làđặc điểm có ích cho chẩn đoán xác định. Tuy nhiên thương tổn mộtbên cũng có thể xảy ra. Tổn thương căn bản: là những dát, mảnghồng ban tróc vẩy (đôi khi là sẩn có vẩy).- Vị trí tổn thương: Có tính đối xứng, vị trí chọn lọc là da đầu, rìachân tóc, đầu gối, cùi chỏ, mặt duỗi cẳng chân, cẳng tay. Sangthương vảy nến có thể xuất hiện ở những chỗ da bị chấn thương, kíchthích, cọ xát (như vết gãi, trầy xước, tiêm chích) gọi là hiện tượngKoebner.- Tổn thương móng: khá thường gặp (khoảng 30-50%trường hợp),tổn thương toàn bộ hoặc nhiều móng, đối xứng. Móng dày lên, tăngsừng dưới móng, bề mặt móng không còn bóng láng mà có nhữngđiểm lõm nhỏ hoặc có sọc nằm ngang.1.1.2. Cận lâm sàng- Hình ảnh mô học: là sự tăng sinh thượng bì, biệt hóa bất thườngcủa lớp sừng và tăng sinh mao mạch.- Các xét nghiệm khác: Thiếu máu nhẹ. Có sự gia tăng nguy cơ viêmkhớp do gout. Cân bằng nitơ âm tính: biểu hiện là giảm albuminhuyết thanh. Một số xét nghiệm chỉ điểm viêm hệ thống như tăng C-reactive protein, α2-macroglobulin, và tốc độ lắng máu. 31.2. Vảy nến và hội chứng rối loạn chuyển hóa Gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về rối loại lipid máutrong bệnh vảy nến và các kết quả có khác nhau theo tác giả ở cácvùng, chủng tộc khác nhau và có cho thấy mối liên quan khá rõ giữabệnh vảy nến và bất thường chuyển hóa lipid. Một nghiên cứu tổng hợp về “Vảy nến và hội chứng chuyểnhóa” được Rita Sales, Tiago Torres đến từ đại học Portal, Bồ ĐàoNha tiến hành tổng hợp từ các y văn trước và đã đưa ra kết luận:Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh vảy nến có liên quanvới hội chứng chuyển hóa. Bệnh vảy nến không nên được coi là mộtbệnh lý về da đơn giản mà đúng hơn nên được coi là một bệnh viêmtoàn thân kết hợp với một số bệnh đi kèm như tim mạch và tăngnguy cơ bệnh tim mạch. Bác sĩ cần phải cảnh giác với các hội chứngnày và phát hiện chúng ngoài các triệu chứng da. Điều quan trọng làbệnh nhân vảy nến cần được sàng lọc thích hợp như một phần củachăm sóc sức khỏe định kỳ, hội chứng chuyển hóa được quản lý mộtcách chặt chẽ và tất cả các bệnh nhân bệnh vảy nến được khuyếnkhích để điều chỉnh lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, ápdụng lối sống lành mạnh như hoạt động thể chất thường xuyên. Theo Nguyễn Trọng Hào và Trần Hậu Khang với mục tiêunghiên cứu là khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến sovới người bình thường khỏe mạnh. Nghiên cứu bệnh – chứng vớinhóm bệnh là 80 bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng là 80 người bìnhthường khỏe mạnh. Vảy nến được chẩn đoán dựa vào lâm sàng vàgiải phẫu bệnh. Cả 2 nhóm đều được đo nồng độ lipid máu(tritriglyceride, cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc). Kết quả nghiêncứu: Nhóm bệnh có nồng độ tritriglyceride cao hơn (p = 0,03) vàHDLc thấp hơn ...

Tài liệu có liên quan: