Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sinh học và tác dụng của điều trị tái tăng áp trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 719.95 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định sự biến đổi một số chỉ số huyết học, hoá sinh và mô bệnh học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm. Đánh giá tác dụng của điều trị bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm bằng trị liệu tái tăng áp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sinh học và tác dụng của điều trị tái tăng áp trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệmBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y CAO HỒNG PHÚC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÁI TĂNG ÁP TRONG BỆNH GIẢM ÁP CẤP TÍNH THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 972 0101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI-2018 CAO HỒNG PHÚCNGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÁI TĂNG ÁP TRONG BỆNH GIẢM ÁP CẤP TÍNH THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 972 0101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI-2018CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tùng Linh 2. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo Phản biện 1: ............................................................................ ............................................................................ Phản biện 2: ............................................................................ ............................................................................ Phản biện 3: ............................................................................ ............................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấptrường họp tại Học viện Quân y vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Học viện Quân y 3. .................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh giảm áp là một bệnh nghề nghiệp của lao động lặn, gâythiệt hại đáng kể về kinh tế. Số bệnh nhân bị bệnh giảm áp vẫn còn làmột con số không nhỏ trong nhóm bệnh nghề nghiệp. Ở Đan Mạch,Svendsen J.C. và cs. thấy giai đoạn 1999- 2013 có 205 bệnh nhângiảm áp, trung bình là 14 bệnh nhân/năm. Tại Việt Nam, NguyễnVăn Non và cs. báo cáo tỷ lệ bệnh giảm áp tại Vịnh Bắc Bộ là 22%trong tổng số ngư dân lặn [4]. Bóng khí là yếu tố cơ bản gây ra các rối loạn bệnh lý trongbệnh giảm áp cấp tính. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vaitrò của các rối loạn sinh học khác bên cạnh yếu tố bóng khí. Các rốiloạn sinh học bao gồm: rối loạn các chỉ số tế bào máu ngoại vi, hóasinh và đông máu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn theo nhiềuchiều hướng khác nhau và chưa đánh giá diễn biến của các chỉ số nàytheo trình tự thời gian diễn biến bệnh. Tại Việt Nam, chưa có tác giả nào xây dựng mô hình gây bệnhgiảm áp cấp tính thực nghiệm. Việc có mô hình gây bệnh trên độngvật là cần thiết cho các nghiên cứu chuyên sâu về y sinh học và tácdụng của các thuốc điều trị.2. Mục tiêu của đề tài 1. Xây dựng mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính trên động vậtthực nghiệm. 2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số huyết học, hoá sinh vàmô bệnh học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm. 3. Đánh giá tác dụng của điều trị bệnh giảm áp cấp tính thựcnghiệm bằng trị liệu tái tăng áp.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án đã xây dựng được mô hình gây bệnh giảm áp cấptính trên động vật thực nghiệm là thỏ. Các thông số của mô hình cóthể là cơ sở áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, luận áncũng chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố trong lặn tới bệnhgiảm áp bao gồm: thời gian đáy, tốc độ lên và tốc độ xả khí. Kết quảcó thể được ứng dụng trong thực hành dự phòng y tế cho thợ lặn 2 - Luận án đã chỉ ra rõ sự biến đổi của các chỉ số tế bào máungoại vi trong thời gian sớm (30 phút sau gây bệnh) và trong thờigian muộn (4,5 giờ, 24h, 48h sau gây bệnh). Những số liệu này có thểlà số liệu cơ sở ứng dụng trong đánh giá mức độ bệnh giảm áp cấptính trên người. Đồng thời nó cũng là số liệu cơ sở giúp theo dõi vàtiên lượng bệnh nhân. Thêm vào đó, luận án đã chỉ có sự hoạt hóatiểu cầu trong tiến trình bị bệnh. Kết quả này góp phần xây dựng cơchế bệnh lý và là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu về vai trò của cácthuốc kháng tiểu cầu trên lâm sàng. - Luận án đã xác định được tác dụng của điều trị tái tăng áptrong bệnh giảm áp cấp tính. Hiện tại, các tài liệu mới chỉ đề cập tớicác bảng điều trị và sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng. Chưathấy dữ liệu công bố về tác dụng của điều trị tái tăng áp trên các chỉsố xét nghiệm bao gồm huyết học, hóa sinh. Kết quả của luận án làcơ sở để đánh giá tác dụng của điều trị tái tăng áp đồng thời cung cấpsố liệu để theo dõi bệnh nhân trong điều trị.3. Cấu trúc luận án - Cấu trúc luận án: tổng số trang là 130 trang không kể tài liệutham khảo và phụ lục, được cấu trúc thành 7 phần: Đặt vấn đề (2trang), Tổng quan (27 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu(20 trang), Kết quả nghiên cứu (42 trang), Bàn luận (38 trang), Kếtluận (2 trang), Kiến nghị (1 trang) - Số lượng các bảng, hình: 51 bảng, 36 hình - Tài liệu tham khảo của luận án bao gồm: 140 tài liệu, tínhđến thời điểm có quyết định bảo vệ cấp cơ sở (2017) có 44 tài liệucông bố trong 2 năm (31,42%), 77 tài liệu công bố trong 5 năm(54,99%), 119 tài liệu công bố trong 10 năm (85%), 21 tài liệu côngbố trên 10 năm (15%). Trong số này có 21 tài liệu là dạng sách, 119tài liệu là các bài báo khoa học. - Phụ lục gồm danh sách thỏ nghiên cứu, bệnh án nghiên cứu,hình minh họa mức độ bóng khí, danh sách truy xuất hình ảnh, cácbảng điều trị tái tăng áp. 3 CHƯƠNG 1 ...

Tài liệu có liên quan: