Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu và giá trị xét nghiệm ROTEM (Rotation Thromboelastometry) trong định hướng xử trí rối loạn đông máu ở bệnh nhân đa chấn thương

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 842.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu và giá trị xét nghiệm ROTEM (rotation thromboelastometry) trong định hướng xử trí rối loạn đông máu ở bệnh nhân đa chấn thương" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả tình trạng đông cầm máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đa chấn thương; Đánh giá giá trị xét nghiệm ROTEM trong định hướng xử trí sớm rối loạn đông máu và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đa chấn thương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu và giá trị xét nghiệm ROTEM (Rotation Thromboelastometry) trong định hướng xử trí rối loạn đông máu ở bệnh nhân đa chấn thươngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐÔNG CẦM MÁU VÀ GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM ROTEM (ROTATIONTHROMBOELASTOMETRY) TRONG ĐỊNH HƯỚNG XỬ TRÍ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG Chuyên ngành: Huyết học và Truyền máu Ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023 Luận án được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Nữ 2. GS. TS Trịnh Hồng Sơn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấpTrường Tại: Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi: giờ ngày tháng 06 năm 2023Có thể tìm thấy Luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Trần Thị Hằng và cộng sự. Kiểm soát rối loạn đông máu dựa trên kết quả xét nghiệm đàn hồi co cục máu ở bệnh nhân chấn thương. Tạp chí Y học Thực hành, số tháng 2 năm 2017, 1035, 34-39.2. Trần Thị Hằng và cộng sự . Khảo sát tình trạng rối loạn đông máu trên bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 05 năm 2018, 467, 766-772.3. Trần Thị Hằng và cộng sự. Đặc điểm xét nghiệm đông máu thường quy và ROTEM ở bệnh nhân đa chấn thương tại thời điểm nhập viện. Bản B của Tạp Chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 9 năm 2021, 63(9).4. Trần Thị Hằng và cộng sự. Vai trò ROTEM trong chẩn đoán rối loạn đông máu và dự đoán nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân đa chấn thương. Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 11 quển 2 năm 2022, 520, 102-117. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa chấn thương là một cấp cứu ngoại khoa rất nặng, có tỉ lệ tử vong cao. Tửvong ở bệnh nhân đa chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tửvong do mất nhiều máu là nguyên nhân quan trọng, đứng hàng thứ hai chỉ sau chấnthương sọ não nặng. Chảy máu ở các bệnh nhân chấn thương có thể trực tiếp do cácthương tổn mạch máu lớn, các thương tổn này cần phải được can thiệp ngoại khoacầm máu, hoặc cũng có thể chảy máu do rối loạn quá trình đông cầm máu. Rối loạnđông máu ở bệnh nhân đa chấn thương là một biến chứng phức tạp, là hậu quả củanhiều yếu tố khác nhau. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều tiến bộtrong hồi sức bệnh nhân đa chấn thương nhưng rối loạn đông máu ở các bệnh nhânnày vẫn đang tồn tại như một thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên cũng nhưcác bác sĩ gây mê hồi sức. Xét nghiệm Rotem sử dụng máu toàn phần có thể nhanh chóng xác định tìnhtrạng rối loạn đông máu của bệnh nhân và định hướng xử trí rối loạn đông máu.Xét nghiệm này đã được sử dụng trong phẫu thuật tim mạch, ghép gan và gần đâyđã bắt đầu được sử dụng trong chấn thương. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứuvề các ngưỡng giá trị xét nghiệm trong chẩn đoán rối loạn đông máu, hướng dẫntruyền máu và tiên lượng nguy cơ tử vong. Đề tài Nghiên cứu tình trạng đôngcầm máu và giá trị xét nghiệm rotem (Rotational Thromboelastometry) trongđịnh hướng xử trí rối loạn đông máu ở bệnh nhân đa chấn thương được thựchiện với 2 mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng đông cầm máu và một số yếu tố liên quanở bệnh nhân đa chấn thương. 2. Đánh giá giá trị xét nghiệm ROTEM trong địnhhướng xử trí sớm rối loạn đông máu và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đachấn thương. Qua đó cung cấp thêm các thông tin khoa học cho các bác sĩ làm cơsở trong việc đánh giá tình trạng rối loạn đông máu, chỉ định truyền máu và chếphẩm máu một cách hợp lý. Tính cấp thiết của đề tài Rối loạn đông cầm máu là biến chứng thường gặp trong đa chấn thương.Các rối loạn này làm trầm trọng thêm tình trạng của người bệnh, làm tăng tỷ lệ tử 2vong. Việc khảo sát nhanh, kịp thời và chính xác các rối loạn này không chỉ giúpgiảm thể tích máu mất, giảm tỷ lệ tử vong, đồng thời giúp các thầy thuốc ngoạikhoa chuẩn bị kịp thời và tiến hành phẫu thuật an toàn hơn cho người bệnh, tránhcác biến chứng chảy máu trong và sau cuộc mổ. Tuy nhiên, các xét nghiệm thămdò chức năng đông và cầm máu được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế hiện naylà các chỉ số đông máu vòng đầu và số lượng tiểu cầu. Với các chỉ số này mới chỉkhảo sát được những rối loạn cơ bản, với mức độ rối loạn khá nặng, về lý thuyết vàthực tiễn nhiều khi không đánh giá hết các rối loạn có thể xảy ra trong cơ thể ngườib ...

Tài liệu có liên quan: