Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông)

Số trang: 24      Loại file: doc      Dung lượng: 148.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở hệ thống hóa một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, luận án tập trung phân tích sự biểu hiện của mối quan hệ này trong một số ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo bắc tông, trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hóa của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa Phật giáo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐẶNG MINH CHÂU (Thích Bảo Nghiêm) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã: 62.22.80.05 1 Hà Nội 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu  Phật giáo là một tôn giáo lớn  ở  Việt Nam, có vai trò quan trọng trong trong công cuộc  dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, và là một học thuyết có tính triết học sâu   sắc và giá trị nhân văn cao cả. Trước khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đó  có tín ngưỡng dân gian truyền thống của mình, khi đạo Phật vào Việt Nam thì người Việt đã   tiếp nhận đạo Phật trong sự hòa quyện với văn hóa dân gian bản địa tạo nên một bản sắc văn  hoá tôn giáo độc đáo của mình.  Hơn 2000 năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn vật chất, mà trong   đó, tiêu biểu hơn cả  là những ngôi chùa. Sự  ra đời và phát triển của những dạng chùa vô cùng  phong phú  ở  Việt nam không chỉ  đánh dấu sự phát triển của văn hóa vật thể, mà còn phản ánh   những chuyển biến về mặt tư tưởng của người dân và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong   những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết hợp với tín ngưỡng bản địa, đạo Phật và tín ngưỡng dân  gian đã thẩm thấu vào nhau mang sắc thái văn hóa Phật giáo Việt Nam – nặng tư tưởng nhập   thế, xử  thế, tạo cho Phật giáo gắn bó với dân tộc, góp phần tạo nên những thành quả  dựng  nước và giữ nước của dân tộc. Phật giáo bắc tông là một trong hai hệ phái tiêu biểu của phật giáo, thuộc phái đại thừa.  Đây là hệ phái phật giáo phát triển chủ trương linh động trong thực hiện giới luật, không câu nệ  vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích có hiệu quả cho tu hành và đời sống xã  hội. Chính đặc điểm này của phật giáo bắc tông đó làm cho hệ phái này nhanh chóng đi sâu vào   đời sống cộng đồng người Việt, dung hợp với tín ngưỡng dân gian, là biểu trưng tiêu biểu cho   sự kết hợp của phật giáo và tín ngưỡng dân gian Vì vậy, việc nghiên mối quan hệ  giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam được   thể  hiện qua những ngôi chùa của phật giáo bắc tông nói riêng, chùa Việt Nam nói chung đem   lại cho ta hiểu rõ các  lớp văn hóa bồi tụ, lắng đọng trong thần tích và lễ  hội trong cùng một  không gian kiến trúc,làm rõ những nét riêng có của Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn nhằm  khẳng định căn tính đặc thù của Phật giáo Việt Nam, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những   2 ngôi chùa Việt, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, gúp phần xây dựng nền văn hóa  tiên tiến  đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian   Việt Nam (qua nghiên cứu một số  ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo Bắc tông)”  làm công  trình nghiên cứu của mình.   2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  2.1. Mục đích Trên cơ  sở  hệ  thống hoá một số  nội dung lý luận về  mối quan hệ  giữa Phật giáo và tín   ngưỡng dân gian  ở  Việt Nam, luận án tập trung phân tích sự  biểu hiện của mối quan hệ  này   trong một số  ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo bắc tông, trên cơ  sở  đó chỉ  ra xu hướng và đề  xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và   tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy những giá   trị của di sản văn hóa Phật giáo. 2.2. Nhiệm vụ ­ Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt   Nam, mối quan hệ giữa chúng. ­ Phân tích biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua một số ngôi   chùa tiêu biểu của phật giáo bắc tông ở Việt Nam.  ­ Phân tích  xu hướng biến đổi và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị  văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam  3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam thể hiện  qua một số ngôi chùa tiêu biểu của phật giáo bắc tông (chủ yếu ở vùng đồng bằng bắc bộ), trên một  số lĩnh vực như: cách bài trí trong chùa, nghi lễ thờ cúng, không gian và nghệ thuật kiến trúc ... 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  3 4.1. Cơ sở lý luận  Luận án dựa trên những quan điểm của triết học Mác­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh,   Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án cũng dựa trên một số lý thuyết nghiên   cứu của tôn giáo học hiện đại như lý thuyết về giao lưu, tiếp biến; lý thuyết chức năng.v.v.. cùng   quan điểm khoa học của một số học giả trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp cơ  bản của phép biện chứng duy vật như: phân  tích, tổng hợp, khái quát hoá, so sánh, thống nhất lô gich­ lịch sử; và một số  phương pháp của   các khoa học khác như điều tra, khảo sát, điền dã .v.v.. 5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận án ­ Hệ  thống hoá một số  nội dung lý luận cơ  bản về  mối quan hệ  giữa Phật giáo và tín   ngưỡng dân gian ở Việt Nam. ...

Tài liệu có liên quan: