Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.95 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích những nội dung cơ bản về đạo đức người quân tử trong Nho giáo và rút ra những giá trị tích cực của nó, tìm hiểu tình hình đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay, chỉ ra vai trò của việc giáo dục đạo đức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vận dụng những ưu điểm của Nho giáo về đạo đức người quân tử vào việc giáo dục đạo đức cho thanh niên và đề ra một số giải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --------------- NGUYỄN THỊ MAI VÂN TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI QUÂN TỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỒNG LƯU Phản biện 1: TS. Dương Anh Hoàng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văntốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Triết học, họp tại Đại học ĐàNẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015 ` Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Để phát triển bền vững, ngoài yếu tố kinh tế, chúng ta khôngđược quên yếu tố văn hóa.Trong đó xây dựng một nền đạo đức mớiluôn được coi là nền tảng quan trọng cho sự phát triển đó. Xuyênsuốt lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, dù trong thời gian nào,hoàn cảnh nào thì vấn đề đạo đức luôn là vấn đề cốt lõi, trọng tâm, làcơ sở để xây dựng và phát triển con người. Việc kế thừa và tiếp thuchọn lọc những tinh hoa trong nền văn minh nhân loại, làm giàu thêmcho đời sống văn hóa và đạo đức dân tộc là hết sức cần thiết, đặc biệttrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhânloại. Nơi đã sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởngđến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới, kể cả Việt Nam.Một trong số đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia. Hồ ChíMinh từng chỉ rõ, ưu điểm của Nho giáo là góp phần tu dưỡng đạođức cá nhân. Hình mẫu người “quân tử”, mẫu người lý tưởng mà Nhogiáo xây dựng nên đã từng là chuẩn mực cho con người trong xã hộicũ phấn đấu noi theo trong bước đường sự nghiệp công danh, cũngnhư “tu thân” hoàn thiện bản thân mình. “Chính tâm- tu thân- tề gia-trị quốc- bình thiên hạ” vẫn là những phẩm chất tốt đẹp cho hình mẫuvề con người lý tưởng. Những phẩm chất cao quý đó của người quântử, nếu được gạn lọc, kế thừa vẫn còn không ít giá trị để người đờisau học hỏi, phát huy. Thanh niên là thế hệ trẻ đang phát triển về mọi mặt, là lựclượng chủ lực của hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.Thanh niên Việt Nam hiện nay đang sống trong không khí sôi độngcủa thời kỳ đổi mới, bên cạnh một số thanh niên biết tiếp thu những 2yếu tố tích cực của lối sống hiện đại như sáng tạo, ham học hỏi, nhạybén với cái mới thì không ít thanh niên chạy theo lối sống đua đòi,lười lao động, sống buông thả, thực dụng... đánh mất đi những giá trịtốt đẹp của đạo đức truyền thống. Vấn đề đạo đức của thanh niênhiện nay đang ở tình trạng báo động và có nhiều điều bất ổn. Để đápứng tốt yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa và góp phần hạn chế tình trạng suy thoái đạo đức, điềuchỉnh các hành vi lệch chuẩn của thanh niên, việc nghiên cứu về đạođức Nho giáo, qua đó kế thừa những yếu tố tích cực vào việc giáodục đạo đức của thanh niên là điều cần thiết. Đó là lý do tôi chọn “Tưtưởng Nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đứccho thanh niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Nhogiáo về đạo đức người quân tử và thực trạng đạo đức thanh niên nướcta, luận văn kế thừa những giá trị tích cực về đạo đức của người quântử và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực đóvào việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích này, luận văn đề ra những nhiệm vụsau đây: - Phân tích những nội dung cơ bản về đạo đức người quân tửtrong Nho giáo và rút ra những giá trị tích cực của nó. - Tìm hiểu tình hình đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay,chỉ ra vai trò của việc giáo dục đạo đức trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. - Vận dụng những ưu điểm của Nho giáo về đạo đức ngườiquân tử vào việc giáo dục đạo đức cho thanh niên và đề ra một sốgiải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay. 33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị tích cựctrong tư tưởng Nho giáo về đạo đức người quân tử và tình hình đạođức thanh niên Việt Nam hiện nay, hướng tới các giải pháp nhằmgiáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam h ...

Tài liệu có liên quan: