Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 735.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nhằm mục tiêu hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu; phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VĂN HIỀNPHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Nga Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 04năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong một thập niên gần đây, hạt tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnhthị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu. Xu hướng trên thịtrường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho tiêu Việt Nam. Theo báocáo của Bộ NN&PTNT, năm 2013, xuất khẩu (XK) hồ tiêu cả nước ước đạt134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tănghơn 13% về kim ngạch so với năm 2012. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiệncó khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu đến hơn 80quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ nội địa. Việt Nam có khoảng 15 doanhnghiệp XK hồ tiêu ở vị trí hàng đầu của thế giới, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu.Hiện nay, Hoa Kỳ và Singapore là các thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, vớikim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, tiếp theo là các thị trường Ấn Độ, HàLan, Đức, UAE... Huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên là 103.747 ha, trong đó đất đã sử dụng chosản xuất nông nghiệp là 50.155 ha chiếm 48,34%. Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tíchlớn nhất có tầng đất dày trên 70 cm, kết cấu viên, độ xốp cao, thấm thoát nước tốt,đất giàu đạm và chất hữu cơ, được phân bổ trên diện rộng trong vùng và hầu hết đãkhai thác trồng cây lâu năm như cây Điều, Hồ tiêu, Cao su, Cà phê, Chè; một số ítđược khai thác trồng sắn, mía, thuốc lá, bông, đay, cói.... Đến năm 2013 toàn huyện Ea Kar có 970 ha trồng cây hồ tiêu chiếm12,47% tổng diện tích trồng cây hồ tiêu của tỉnh trong đó diện tích thu hoạch là 722ha với sản lượng đạt 2.570 tấn. Cây hồ tiêu là một trong ba loại với câycà phê và điều, là sản phẩm chủ yếu, chiếm hơn 20% giá trị từ sản xuất nôngnghiệp, có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện. Tuy nhiên việc phát triển cây hồ tiêu còn manh mún, nhỏ lẻ, công tác đầutư thâm canh chưa đúng mức, kỷ thuật và kinh nghiệm trồng hồ tiêu của các hộnông dân còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng của của vùng. Bên cạnh đó,phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar đang đứng trước những thách 2thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế, đó là sự tăng nhanh không theo quyhoạch về diện tích; do chạy theo giá cả thị trường dẫn đến rừng bị tàn phá, đất bịthoái hoá; sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranhtrên thị trường chưa đủ mạnh, hiệu quả kinh doanh mang lại chưa cao Từ thực trạng phát triển cây hồ tiêu của huyện Ea Kar, thiết nghĩ việcnghiên cứu tình hình phát triển cây hồ tiêu, xác định hiệu quả kinh tế, tìm ra cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây hồ tiêu… Trên cơ sở đó, giúp định hướngphương thức canh tác tốt nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năngsuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và tăng cao sức cạnh tranh trước mắt cũngnhư lâu dài. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Pháttriển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu. - Phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện EaKar trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiến liênquan đến phát triển cây hồ tiêu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Ea Kar - tỉnh ĐăkLăk. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thu thập để đánh giá thực trạng phát triểnsản xuất cây hồ tiêu: Từ năm 2008-2013 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó - Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng - Phương pháp phân tích tổng hợp 3 - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp phân tích thống kê - Và các phương pháp khác 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Đề tài góp phần đưa ra những căn cứ, những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêucầu bức thiết cho quy hoạch phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện EaKar - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng chương trìnhkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến công nhằm hướng dẫn nông dân áp dụngnhững tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sốngnhân dân trong vùng; 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển cây hồ tiêu. Chương 2: Thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar,tỉnh Đăk Lăk. Chương 3: Các giải pháp phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Ea Kar,tỉnh Đăk Lăk. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. 4 ...

Tài liệu có liên quan: