Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn với mục đích nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các địa bàn khác trong cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Yên Bái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……….. …/… ơ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ HUYỀN THƢƠNGTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội – 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khóa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương Phản biện 1: TS. Trần Thúy Vân, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chínhQuốc gia. Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chínhQuốc giaSố: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP.Hà Nội Thời gian: Vào hồi 15 giờ 00, ngày 11 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trêntrang Web Khoa Sau đại học – Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Bình đẳng giới là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác định làmột trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ của toàn cầu. Đồng thời bình đẳng giới cũngđược quan tâm trong các chương trình, dự án phát triển hợp tác song phương, đaphương giữa các quốc gia, sở dĩ cần phải thực hiện bình đẳng giới vì bình đẳng giớibảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ được thựchiện đầy đủ; đảm bảo không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếpnào đối với nam hoặc nữ tạo nên sự không công bằng và hạn chế sự phát triển sựđóng góp tích cực của nam và nữ vào quá trình phát triển, xóa bỏ khoảng cách giớitrên tất cả các lĩnh vực; thúc đẩy quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, xóađói, giảm nghèo; giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điềukiện tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ, tích lũy kiến thức về mọi mặt như trẻ emtrai và nam giới; phát huy hết tiềm năng và hưởng lợi từ thành quả của sự pháttriển gia đình và đất nước. Tại Việt Nam, việc thực hiện bình đẳng giới đã có nhiều bước phát triển đặcbiệt là sau khi luật Bình đẳng giới được Quốc Hội thông qua vào ngày 29 tháng 11năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007 đã đánh dấu mốc quan trọngtrong việc thể chế hóa vấn đề bình đẳng giới ở nước ta. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệtchiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Chiến lược có mục tiêutổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam vànữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóavà xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Yên bái là một tỉnh miền núi, nằm ở giữa trung tâm Tây Bắc và Đông bắc có vịtrí chiến lược cả về Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng - An ninh. Có trên 30 dân tộc anhem cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 56,24%. Quathực tế tại tỉnh Yên Bái, tuy việc thực hiện bình đẳng giới đã có nhiều bước phát triểnvà được toàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc nhưng vẫn còn một số hạn chế như:Tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em và phụ nữ vẫn còn tồn tại ở địaphương, công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em sơ sinh, phụ nữ ở địa phươngvẫn chưa đạt các chỉ tiêu đề ra, tỷ số giới tính của trẻ em sơ sinh ở tỉnh vẫn còn cao,chưa phù hợp với quy luật thông thường. Bên cạnh đó, định kiến giới vẫn còn tồn tạikhá phổ biến trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng đồng bào dântộc thiểu số. Vai trò và vị trí của phụ nữ và trẻ em gái tuy được cải thiện nhưng cơ hộihọc tập, phát triển của phụ nữ còn nhiều hạn chế so với nam giới. Tuy số lượng phụnữ tham gia quản lý nhà nước tăng lên về con số tuyệt đối, song tỷ trọng lại có xuhướng giảm, tỷ lệ nữ tham gia cấp Đảng ủy chính quyền, đại biểu dân cử còn thấp,chưa ổn định.Tồn tại một lực lượng lớn cả nam và nữ đều coi nam giới là trụ cột giađình, xem công việc chăm sóc gia đình hiển nhiên là trách nhiệm và vai trò giành 1riêng cho người phụ nữ. Thực trạng bất bình đẳng giới ở Yên Bái vẫn còn tồn tại kháphổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng rất khó nhận ra. Từ thực tế trên cho thấy, mặc dù đã đạt được những thành tựu khả quan trongviệc thực hiện bình đẳng giới nhưng việc thực hiện pháp luật về vấn đề này vẫn còn làkhoảng cách khá xa ...

Tài liệu có liên quan: