Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.61 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phápPháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐinh Hải YếnKhoa LuậtLuận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Hữu NghịNăm bảo vệ: 2011Abstract: Làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quyđịnh của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) một cáchcó hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giớitrong quá trình hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ màViệt Nam cần học hỏi. Nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãithuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuếTNDN đến nay, đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và nhữngvấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. Đưa ra xuhướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần đạt được và đề xuấtmột số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để. Quađó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện phápluật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cáchphù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thuế thu nhập; Doanh NghiệpContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThuế TNDN là khoản thu quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thuNSNN. Thuế TNDN là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mônền kinh tế và thu ngân sách, trong đó cùng với thuế suất phổ thông, hệ thống pháp luật vềưu đãi thuế TNDN đóng vai trò then chốt.Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã được đưa vàoLuật Thuế TNDN và các văn bản pháp luật về đầu tư. Qua gần 20 năm thực hiện, chúng ta đãcó hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đa dạng và tương đối hoàn chỉnh với các quyđịnh chi tiết về các điều kiện ưu đãi, các hình thức ưu đãi và mức độ ưu đãi. Điều này đã gópphần tăng cường thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế ổn định, xoá đói và giảm nghèo. ViệtNam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006. Sự kiện nàymang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức không nhỏ đối với chúng ta. Chúng ta cần phảicó những chính sách ưu đãi thoả đáng để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh. Mộttrong những chính sách khuyến khích được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đó là các quy địnhưu đãi về thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN.Trong bối cảnh hiện nay, một yêu cầu được đặt ra là hệ thống pháp luật về ưu đãi thuếTNDN một mặt phải vừa thực hiện được mục tiêu quan trọng là quản lý, điều tiết vĩ mô nềnkinh tế; mặt khác vừa phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế. Đồng thời, tính hiệuquả của hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đến nay chưa được xem xét, đánh giá mộtcách đầy đủ và toàn diện. Từ thực tiễn này, đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu để làmluận văn thạc sĩ luật học với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàndiện những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN.2. Mục đích của nghiên cứuĐể hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, đề tàinghiên cứu có mục đích như sau:Thứ nhất, là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quyđịnh của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN một cách có hệ thống, đầy đủ và toàndiện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luậtvề ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi.Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãithuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế TNDNđến nay, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấnđề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN.Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cầnđạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điềukiện để. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiệnpháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cáchphù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.3. Phạm vi nghiên cứuDo thời gian có hạn nên tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi thuếTNDN tại Việt Nam thông qua pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN (Luật Thuế TNDN,Luật Quản lý thuế, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành...). Bên cạnh đó, để kháchquan hơn tác giả còn nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của một số nước nhằm làmrõ hơn tình hình thực hiện nội dung pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN tại Việt Nam.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh,phương pháp định tính, định lượng… Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thựchiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lốichính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phương pháp được sửdụng để giải quyết mục tiêu đề ra.5. Kết cấu đề tàiĐề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.2Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp ở Việt Nam.3CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI THUẾ THUNHẬP DOANH NGHIỆP1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp ...

Tài liệu có liên quan: