Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐĂNG VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHU KINH TẾCỬA KHẨU QUỐC TẾ LỆ THANH TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 Đà Nẵng – Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐNNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG HỒNG TRÌNH Phản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn thạcsĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵngvào ngày 02 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế cửa khẩu là một xu hướng mới trong chínhsách phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong quá trình hội nhậpkhu vực và quốc tế nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý kinh tế,chính trị, các tiềm năng và nguồn lực vùng biên giới nói chung vàcủa từng địa phương nói riêng. Phát triển kinh tế cửa khẩu góp phầnthúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa; thúc đẩy quátrình chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sảnxuất hàng hóa. Sự phát triển của thị trường do các khu kinh tế cửakhẩu cũng đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khôngchỉ ở khu vực cửa khẩu mà còn ở các vùng lân cận, góp phần xóa đóigiảm nghèo, đời sống của nhân dân theo đó từng bước được nânglên. Gia Lai là một tỉnh nằm ở khu vực biên giới Tây Nguyên, cóvị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển KT-XH, bảo đảm quốcphòng, an ninh, hợp tác giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, là mộttỉnh với nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm NN, các ngànhCN chế biến, giao thương và dịch vụ KTCK. Tuy nhiên, do xuất phátđiểm của nền kinh tế còn thấp, các điều kiện sản xuất còn gặp nhiềukhó khăn. Đến nay Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bìnhquân đầu người năm 2017 so với mức bình quân của cả nước là76,6%. Thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển KKTCK Quốc tế LệThanh là nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triểnkinh tế - xã hội. Đây là một hình thức để huy động nguồn lực, độngviên các nguồn vốn trong nước, ngoài nước, tiết kiệm trong dân cưvào sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinhtế. 2 Những kết quả đạt được trong những năm qua của KKTCKQuốc tế Lệ Thanh thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; lợithế. QLNN đối với KKTCK Quốc tế Lệ Thanh còn nhiều mặt hạnchế. Từ đó đặt ra vấn đề cần có những biện pháp trong công tác quảnlý nhà nước để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanhnhằm khắc phục những khó khăn, vướn mắt, nâng cao hiệu quả hoạtđộng. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về Khu kinh tếcửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quátMục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn củaQLNN đối với Khu kinh tế cửa khẩu, đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện QLNN đối với KKTCK Quốc tế Lệ Thanh trong thời giantới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò quản lý nhànước đối với phát triển kinh tế xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kinh tếxã hội Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gianqua. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửakhẩu Quốc tế Lệ Thanh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời các câu hỏi: - Thực trạng của việc quản lý nhà nước về Khu kinh tế cửakhẩu Quốc tế Lệ Thanh hiện nay như thế nào? - Cần có những giải pháp, hay những đề xuất thay đổi gìtrong trong công tác quản lý nhà nước về KKTCK Quốc tế Lệ Thanhtỉnh Gia Lai để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động? 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhànước (cấp tỉnh) đối với Khu kinh tế cửa khẩu. Trong khuôn khổ đềtài chỉ tập trung chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội tại Khu kinh tếcửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong phạm vi đối với luận văn chỉ tập trungnghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khukinh tế cửa khẩu. Chủ thể quản lý là chính quyền cấp tỉnh và các cơquan quản lý trực thuộc. - Về không gian: Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh,tỉnh Gia Lai - Về thời gian: Luận văn khảo sát, phân ...

Tài liệu có liên quan: