Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.09 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS, đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phòng ngừa hành vi gây hấn cho học sinh THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN HẰNG LY HÀNH VI GÂY HẤNCỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 931.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội- 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc PGS.TS Trần Thị Mỵ LươngPhản biện 1: PGS.TS Lê Văn Hảo Viện Tâm lý họcPhản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan Học viện KHXH- Viện Hàn lâm KHXH VNPhản biện 3: PGS.TS Phan Trọng Ngọ Trường Đại học Sư phạm Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ… ngày… tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Trần Hằng Ly (10/2017), “Một số vấn đề lí luận về hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số đặc biệt, tháng 10/2017, tr.116-118.2. Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hồng, Trần Hằng Ly, Nguyễn Lan Nhi (2017), “Tính gắn kết trường học ở học sinh trung học”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lý học Khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Hạnh phúc con người và phát triển bền vững”, RCP 2017, Quyển 2, tr.430- 437. ISBN 978-604-62-9912-7.3. Trần Hằng Ly (03/2018), “Khảo sát thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Giáo dục, Số 425, tháng 3/2018, tr.15-18.4. Trần Hằng Ly (07/2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, Số 433, Kì 1 - tháng 07/2018, tr.17-20.5. Trần Hằng Ly (2018), “Tính gắn kết trường học của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”, Nxb trường Đại học Vinh.6. Trần Hằng Ly (2019), “Mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ, giảng viên trẻ năm học 2018-2019, Nxb trường Đại học Vinh. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về lí luận: Gây hấn là một hiện tượng xã hội diễn ra khắp mọi nơi, mọi nền văn hóavà được các nhà tâm lý học, xã hội học đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng tiêu cực của nóđến đời sống của con người. Hành vi gây hấn (HVGH) là những hành động mang tínhchất xâm hại, nhằm làm tổn thương người khác, chính bản thân mình hoặc các vật thểxung quanh một cách có chủ đích dù mục đích có được hay không (Trần Thị Minh Đức,2008 - 2010). HVGH đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn: nhiều emcảm thấy sợ hãi khi đến trường và ở trường (Noaks & Noaks, 2000), (Reuter-Rice, KarinEve, 2006). Nạn nhân của HVGH trong trường học bị ảnh hưởng cả về mặt học tập lẫnmặt xã hội (Gilmartin). Việc nghiên cứu một cách tường minh các lí luận về HVGH củahọc sinh THCS sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nhận diện HVGH, tạo tiền đề cho cácnghiên cứu thực trạng về HVGH hiện nay đi đúng hướng và có trọng tâm hơn. Về thực tiễn: HVGH trong trường học vốn là vấn nạn nổi cộm trong xã hội,diễn ra dưới nhiều hình thức như trực tiếp hay gián tiếp, trên mọi cấp độ từ việc trêuđùa, nói xấu đến những hành vi bạo lực (Hoàng Xuân Dung, 2010). Trong nhữngnăm gần đây, vấn đề gây hấn trong trường học thu hút nhiều sự quan tâm của xã hộivì hậu quả đau lòng tới tâm, sinh lý của học sinh mà nó gây ra. Về mức độ gây hấn,chỉ có 0,1% học sinh không bao giờ gây hấn, 95,3% học sinh thỉnh thoảng có gây hấnvà 4,6% học sinh gây hấn thường xuyên. Về mức độ bị gây hấn, số liệu nghiên cứucho thấy 2,6% học sinh thường xuyên bị gây hấn và 97,4% học sinh thỉnh thoảng bịgây hấn trong phạm vi học đường (Trần Thị Minh Đức, 2010). Nhiều tác giả đãkh ng định, HVGH trong trường học gây tổn thương cả về thể chất và tinh thần chocả học sinh có HVGH và học sinh là nạn nhân của HVGH (Trần Thị Minh Đức,2010; Trần Thị Tú nh, 2012, Phan Mai Hương, 2009; Olweus, 1993). HVGH trongtrường học còn tác động xấu đến những học sinh chứng kiến, các em hoặc là vô cảmhoặc trải nghiệm qua cảm giác bất lực. Một số em khác cảm thấy day dứt vì mìnhkhông thể làm gì để ngăn cản sự việc, một số khác có cảm giác thiếu an toàn, lo lắnghạn chế sự sáng tạo và khiến bầu không khí của học sinh trở nên căng th ng (TrầnThị Minh Đức, 2010). Học sinh THCS là lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển khôngcân đối cả về hành vi lẫn tâm lý ở học sinh. Sự thay đổi về sinh lý cũng dẫn đến ảnhhưởng rõ rệt tới sự thay đổi về tâm lý trong giai đoạn này. Đặc điểm nổi bật của độtuổi này là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức thể hiện ở xu hướng kh ng định “tínhngười lớn” của bản thân, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, sự ức chế bị kém đidẫn đến nhiều khi thiếu niên không làm chủ được mình, dễ bực tức cáu gắt nên dễ vi 2phạm kỉ luật, dễ xúc động (Đinh Thị Kim Thoa, 2009). Điều này cho thấy khả năngkiểm soát cảm xúc, tự chủ hành vi ở các em là khá kém, có thể làm một số em cảmthấy ức chế và có nguy cơ gia tăng những hành vi tiêu cực như gây hấn, bạo lực. Hiện nay, các nghiên cứu về HVGH chủ yếu tập trung vào đối tượng khách thểlà học sinh THPT, chưa có một nghiên cứu cụ thể và quy mô về HVGH của học sinhTHCS. Nghiên cứu một cách khoa học HVGH và những yếu tố ảnh hưởng đếnHVGH của học sinh THCS để từ đó đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phòngngừa HVGH là một đề tài mang tính ...

Tài liệu có liên quan: