Tôn giáo trong phát triển bền vững: Những vấn đề lý luận
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 323.67 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cung cấp một cách khái quát những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển, lấy bền vững là tiêu chí. Bài viết chủ yếu làm nổi bật các chiều kích mà tôn giáo có thể đóng góp cho phát triển của xã hội trong quan tâm đến các mục tiêu lâu dài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo trong phát triển bền vững: Những vấn đề lý luận Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2018 3 HOÀNG VĂN CHUNG* TÔN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Tóm tắt: Xác định được vai trò của tôn giáo trong các chiến lược phát triển bền vững là một chủ đề được quan tâm không chỉ bởi các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, mà còn vì sự quan tâm của giới học thuật. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một cách khái quát những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển, lấy bền vững là tiêu chí. Bài viết chủ yếu làm nổi bật các chiều kích mà tôn giáo có thể đóng góp cho phát triển của xã hội trong quan tâm đến các mục tiêu lâu dài. Tuy thế, chúng tôi cũng không bỏ qua “tính lưỡng diện” của tôn giáo, với hàm ý rằng cần ý thức được những hạn chế của tôn giáo trong khả năng tham gia vào phát triển bền vững. Từ khóa: Tôn giáo; phát triển bền vững; sinh thái học; kinh tế; hòa bình; xung đột. Dẫn nhập Khi thế giới thừa nhận sự phục hồi tôn giáo trên phạm vi toàn cầu, và khi luận thuyết thế tục hóa cổ điển vốn tiên đoán sự thoái trào của tôn giáo đã được cho là thiếu cơ sở thực tiễn thì vai trò và vị trí của tôn giáo trong phát triển đất nước một cách bền vững bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Vấn đề vai trò của tôn giáo trong sự phát triển bền vững ngày càng được quan tâm không chỉ bởi các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết được phát triển từ tham luận tại Hội thảo Biến đổi quyền tự do tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 2018 trong khuôn khổ Đề tài: Biến đổi quyền tự do tôn giáo trong phát triển bền vững, do Hoàng Văn Chung làm chủ nhiệm, năm 2017-2018. Ngày nhận bài: 26/6/2018; Ngày biên tập: 02/7/2018; Ngày duyệt đăng: 16/7/2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2018 mà còn là mối quan tâm của giới học thuật. Để giải phóng được sức mạnh của tôn giáo, người ta vẫn thường quay trở lại vấn đề cơ bản: sự đảm bảo quyền tự do tôn giáo bởi nhân tố nhà nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp một cách khái quát về những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển bền vững qua khai thác các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong khi ngày càng có những kết quả nghiên cứu chỉ ra tôn giáo, đặc biệt trong môi trường mà quyền tự do tôn giáo được đảm bảo tốt, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Cũng có những nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng và ý nghĩa của tôn giáo trong bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, trong hỗ trợ kiến tạo hòa bình và an ninh cũng như chống và hạn chế xung đột. Nhưng tôn giáo cũng có những mặt hạn chế của mình và ảnh hưởng đến phát triển. Do đó, nhận thức về những hạn chế của tôn giáo trong phát triển cũng hết sức cần thiết. Bài viết của chúng tôi cố gắng bao quát những phương diện này, dù chưa thể đầy đủ. Trong bài viết này, tôn giáo được hiểu là khái niệm rộng, song chúng tôi chủ yếu đề cập đến các tôn giáo thế giới và các tôn giáo đã thể chế hóa. Về khái niệm phát triển bền vững, chúng tôi sử dụng định nghĩa Sustainable Development do Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development) đề xuất năm 1987 và được các tổ chức và giới học thuật quốc tế cho đến nay vẫn thừa nhận một cách rộng rãi. Theo đó, “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của chính các thế hệ ấy”1. Đây là một định nghĩa rộng, và sự hiện diện của yếu tố tôn giáo sẽ là như thế nào trong cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ thể hiện ở phần nội dung dưới đây. Một số vai trò của tôn giáo trong phát triển bền vững Các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới, khi ra đời cách đây hàng ngàn năm, không nhất thiết đưa ra một cách giải quyết sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội hay bảo vệ môi trường sống. Nhưng một cách tự nhiên, các truyền thống tôn giáo ấy chỉ ra những con đường Hoàng Văn Chung. Tôn giáo trong phát triển bền vững… 5 kiến tạo những cộng đồng và xã hội có những tiêu chí khá tương đồng. Phật giáo được cho là đề cao sự bình đẳng xã hội và cách đề cao đó có thể phản ánh tư tưởng rằng đảm bảo bình đẳng và xóa đi các ranh giới của phân biệt đẳng cấp xã hội là một trong những nguyên tắc nhằm xây dựng một xã hội có sự ổn định và hài hòa. Kitô giáo lên tiếng vì tầng lớp người nghèo khó, cổ súy cho việc xây dựng xã hội dựa trên nền tảng đạo đức, sự khiêm nhường, đức hi sinh vì người khác, và cái nguy hại của thói tham lam của cải vật chất, v.v... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo trong phát triển bền vững: Những vấn đề lý luận Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2018 3 HOÀNG VĂN CHUNG* TÔN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Tóm tắt: Xác định được vai trò của tôn giáo trong các chiến lược phát triển bền vững là một chủ đề được quan tâm không chỉ bởi các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, mà còn vì sự quan tâm của giới học thuật. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một cách khái quát những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển, lấy bền vững là tiêu chí. Bài viết chủ yếu làm nổi bật các chiều kích mà tôn giáo có thể đóng góp cho phát triển của xã hội trong quan tâm đến các mục tiêu lâu dài. Tuy thế, chúng tôi cũng không bỏ qua “tính lưỡng diện” của tôn giáo, với hàm ý rằng cần ý thức được những hạn chế của tôn giáo trong khả năng tham gia vào phát triển bền vững. Từ khóa: Tôn giáo; phát triển bền vững; sinh thái học; kinh tế; hòa bình; xung đột. Dẫn nhập Khi thế giới thừa nhận sự phục hồi tôn giáo trên phạm vi toàn cầu, và khi luận thuyết thế tục hóa cổ điển vốn tiên đoán sự thoái trào của tôn giáo đã được cho là thiếu cơ sở thực tiễn thì vai trò và vị trí của tôn giáo trong phát triển đất nước một cách bền vững bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Vấn đề vai trò của tôn giáo trong sự phát triển bền vững ngày càng được quan tâm không chỉ bởi các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết được phát triển từ tham luận tại Hội thảo Biến đổi quyền tự do tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 2018 trong khuôn khổ Đề tài: Biến đổi quyền tự do tôn giáo trong phát triển bền vững, do Hoàng Văn Chung làm chủ nhiệm, năm 2017-2018. Ngày nhận bài: 26/6/2018; Ngày biên tập: 02/7/2018; Ngày duyệt đăng: 16/7/2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2018 mà còn là mối quan tâm của giới học thuật. Để giải phóng được sức mạnh của tôn giáo, người ta vẫn thường quay trở lại vấn đề cơ bản: sự đảm bảo quyền tự do tôn giáo bởi nhân tố nhà nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp một cách khái quát về những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển bền vững qua khai thác các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong khi ngày càng có những kết quả nghiên cứu chỉ ra tôn giáo, đặc biệt trong môi trường mà quyền tự do tôn giáo được đảm bảo tốt, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Cũng có những nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng và ý nghĩa của tôn giáo trong bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, trong hỗ trợ kiến tạo hòa bình và an ninh cũng như chống và hạn chế xung đột. Nhưng tôn giáo cũng có những mặt hạn chế của mình và ảnh hưởng đến phát triển. Do đó, nhận thức về những hạn chế của tôn giáo trong phát triển cũng hết sức cần thiết. Bài viết của chúng tôi cố gắng bao quát những phương diện này, dù chưa thể đầy đủ. Trong bài viết này, tôn giáo được hiểu là khái niệm rộng, song chúng tôi chủ yếu đề cập đến các tôn giáo thế giới và các tôn giáo đã thể chế hóa. Về khái niệm phát triển bền vững, chúng tôi sử dụng định nghĩa Sustainable Development do Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development) đề xuất năm 1987 và được các tổ chức và giới học thuật quốc tế cho đến nay vẫn thừa nhận một cách rộng rãi. Theo đó, “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của chính các thế hệ ấy”1. Đây là một định nghĩa rộng, và sự hiện diện của yếu tố tôn giáo sẽ là như thế nào trong cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ thể hiện ở phần nội dung dưới đây. Một số vai trò của tôn giáo trong phát triển bền vững Các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới, khi ra đời cách đây hàng ngàn năm, không nhất thiết đưa ra một cách giải quyết sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội hay bảo vệ môi trường sống. Nhưng một cách tự nhiên, các truyền thống tôn giáo ấy chỉ ra những con đường Hoàng Văn Chung. Tôn giáo trong phát triển bền vững… 5 kiến tạo những cộng đồng và xã hội có những tiêu chí khá tương đồng. Phật giáo được cho là đề cao sự bình đẳng xã hội và cách đề cao đó có thể phản ánh tư tưởng rằng đảm bảo bình đẳng và xóa đi các ranh giới của phân biệt đẳng cấp xã hội là một trong những nguyên tắc nhằm xây dựng một xã hội có sự ổn định và hài hòa. Kitô giáo lên tiếng vì tầng lớp người nghèo khó, cổ súy cho việc xây dựng xã hội dựa trên nền tảng đạo đức, sự khiêm nhường, đức hi sinh vì người khác, và cái nguy hại của thói tham lam của cải vật chất, v.v... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tôn giáo Sinh thái học Văn hóa tôn giáo Niềm tin tôn giáo Đối thoại liên niềm tin tôn giáoTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 319 0 0 -
15 trang 269 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 229 0 0 -
Sinh thái học nông nghiệp : Quần thể sinh vật part 3
6 trang 201 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 197 0 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 153 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 151 0 0 -
16 trang 133 0 0
-
Hoạt động y tế của tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua mô hình phòng thuốc Nam phước thiện
20 trang 131 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 131 0 0