Tổng luận Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới
Số trang: 72
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tổng luận này giúp các bạn hiểu biết về những yếu tố then chốt nào quyết định tăng trưởng kinh tế, giúp giải thích tại sao một số nước thành công hơn các nước khác trong việc nâng cao mức thu nhập và tạo được các cơ hội cho công dân của mình, và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp một công cụ quan trọng để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế và thực hiện những cải cách thể chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới Lời giới thiệu Bắt đầu từ năm 1979, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thụy Sĩ phát hành báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report - GCR). 'Năng lực cạnh tranh được định nghĩa là tập hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức năng suất của một quốc gia. Mức năng suất đến lượt mình lại xác lập mức độ thịnh vượng mà một nền kinh tế khả dĩ đạt được'. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 đánh giá xếp hạng 144 nền kinh tế, và được coi là đánh giá toàn diện nhất, bao gồm báo cáo khái quát về từng nền kinh tế, cũng như các bảng xếp hạng chung toàn cầu dựa trên hơn 100 tiêu chí được sắp xếp thành 12 nhóm. 12 nhóm tiêu chí bao gồm: thể chế (institutions), hạ tầng (infrastructure), môi trường kinh tế vĩ mô (macroeconomic environment), sức khỏe và giáo dục cơ sở (health&primary education), giáo dục và đào tạo bậc cao (higher education&training), hiệu quả của thị trường hàng hóa (goods market efficiency), hiệu quả của thị trường lao động (labour market efficiency), sự phát triển của thị trường tài chính (financial market development), tính sẵn sàng về công nghệ (technological readiness), quy mô thị trường (market size), độ tinh vi của hoạt động kinh doanh (business sophistication), và đổi mới (innovation). Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của năm nay, Việt Nam được xếp hạng thứ 75, tụt 10 bậc so với xếp hạng năm 2011-2012. Trong số 8 nước Đông Nam Á được lựa chọn khảo sát, Việt Nam hiện đứng áp chót và chỉ trên Campuchia. Theo phân loại của VEF, Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển ở giai đoạn đầu (Factor driven economy). Ở giai đoạn này, 60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 nhóm yếu tố cơ bản trong số 12 nhóm chỉ tiêu. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 ra đời vào giữa một giai đoạn bất ổn định kinh tế dài hạn. Sự phục hồi tạm thời dường như đã đạt được 1 trong năm 2010 và nửa đầu năm 2011 giờ đây đã phải nhường chỗ cho những mối quan tâm mới. Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với một số những thách thức nghiêm trọng và có liên quan lẫn nhau, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều hướng tốt sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài một nửa thập kỷ tại phần lớn các khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại hầu hết các nền kinh tế tiên tiến. Những khó khăn về tài chính tồn tại trong khu vực đồng euro đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài và vẫn chưa được giải quyết giờ đây đã đạt đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó, nguy cơ phục hồi kém tại một số nền kinh tế tiên tiến khác ngoài châu Âu - đáng chú ý là Mỹ, nơi mà cuộc khủng hoảng tài chính có thể gây nản chí triển vọng tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế có chiều hướng đi xuống được dự báo tại Trung Quốc, Ấn Độ, và các thị trường mới nổi khác, thương mại toàn cầu có tiềm năng suy giảm và các luồng vốn bất ổn định, là những yếu tố gây bất ổn định đối với tăng trưởng và tạo việc làm trong giai đoạn từ ngắn đến dài hạn. Tính phức tạp của môi trường kinh tế hiện nay dẫn đến một nhận thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đó là sự cần thiết phải khuyến khích các khía cạnh tăng trưởng cả về chất cũng như về lượng, tích hợp các khái niệm như tính bền vững xã hội và môi trường vào tăng trưởng để tạo nên một bức tranh đầy đủ hơn về điều gì là cần thiết và điều gì có hiệu quả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA biên soạn Tổng quan: 'Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới' với hy vọng có thể góp phần làm tăng sự hiểu biết về những yếu tố then chốt nào quyết định tăng trưởng kinh tế, giúp giải thích tại sao một số nước thành công hơn các nước khác trong việc nâng cao mức thu nhập và tạo được các cơ hội cho công dân của mình, và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp một công cụ quan trọng để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế và thực hiện những cải cách thể chế. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2 I. CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU 2012-2013: ĐẨY MẠNH PHỤC HỒI BẰNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT Vào thời điểm công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013, triển vọng nền kinh tế thế giới lại rơi vào tình trạng bất ổn định. Tăng trưởng toàn cầu trong hai năm liên tiếp duy trì ở mức thấp trong lịch sử; Các khu vực năng động của thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn và các nền kinh tế tiên tiến then chốt, được cho là sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2012-13, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn bởi một sự phục hồi yếu và chậm. Cũng giống như các năm trước, tốc độ tăng trưởng vẫn không đồng đều, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế tiên tiến, dần thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng, trong năm 2012, khu vực đồng euro sẽ co lại 0,3%, trong khi Mỹ đang trải qua một thời kỳ phục hồi yếu với một tương lai không chắc chắn. Các nền kinh tế mới nổi lớn, như Braxin, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với năm 2011. Cùng lúc, các thị trưởng mới nổi khác, như các nước đang phát triển tại châu Á, sẽ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, trong khi các nước thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Phi cận Sahara đang lấy lại đà tăng trưởng. Những vấn đề gần đây như nguy cơ bong bóng bất động sản ở Trung Quốc, sự suy giảm thương mại thế giới, và các dòng vốn không ổn định tại các thị trường mới nổi có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và có một tác động lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu. Theo lập luận, sự giảm tốc độ của năm nay chủ yếu phản ánh sự thất bại của các nhà lãnh đạo trong việc giải quyết nhiều thách thức đã từng được đặt từ những năm trước. Các nhà hoạch định chính s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới Lời giới thiệu Bắt đầu từ năm 1979, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thụy Sĩ phát hành báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report - GCR). 'Năng lực cạnh tranh được định nghĩa là tập hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức năng suất của một quốc gia. Mức năng suất đến lượt mình lại xác lập mức độ thịnh vượng mà một nền kinh tế khả dĩ đạt được'. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 đánh giá xếp hạng 144 nền kinh tế, và được coi là đánh giá toàn diện nhất, bao gồm báo cáo khái quát về từng nền kinh tế, cũng như các bảng xếp hạng chung toàn cầu dựa trên hơn 100 tiêu chí được sắp xếp thành 12 nhóm. 12 nhóm tiêu chí bao gồm: thể chế (institutions), hạ tầng (infrastructure), môi trường kinh tế vĩ mô (macroeconomic environment), sức khỏe và giáo dục cơ sở (health&primary education), giáo dục và đào tạo bậc cao (higher education&training), hiệu quả của thị trường hàng hóa (goods market efficiency), hiệu quả của thị trường lao động (labour market efficiency), sự phát triển của thị trường tài chính (financial market development), tính sẵn sàng về công nghệ (technological readiness), quy mô thị trường (market size), độ tinh vi của hoạt động kinh doanh (business sophistication), và đổi mới (innovation). Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của năm nay, Việt Nam được xếp hạng thứ 75, tụt 10 bậc so với xếp hạng năm 2011-2012. Trong số 8 nước Đông Nam Á được lựa chọn khảo sát, Việt Nam hiện đứng áp chót và chỉ trên Campuchia. Theo phân loại của VEF, Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển ở giai đoạn đầu (Factor driven economy). Ở giai đoạn này, 60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 nhóm yếu tố cơ bản trong số 12 nhóm chỉ tiêu. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 ra đời vào giữa một giai đoạn bất ổn định kinh tế dài hạn. Sự phục hồi tạm thời dường như đã đạt được 1 trong năm 2010 và nửa đầu năm 2011 giờ đây đã phải nhường chỗ cho những mối quan tâm mới. Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với một số những thách thức nghiêm trọng và có liên quan lẫn nhau, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều hướng tốt sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài một nửa thập kỷ tại phần lớn các khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại hầu hết các nền kinh tế tiên tiến. Những khó khăn về tài chính tồn tại trong khu vực đồng euro đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài và vẫn chưa được giải quyết giờ đây đã đạt đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó, nguy cơ phục hồi kém tại một số nền kinh tế tiên tiến khác ngoài châu Âu - đáng chú ý là Mỹ, nơi mà cuộc khủng hoảng tài chính có thể gây nản chí triển vọng tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế có chiều hướng đi xuống được dự báo tại Trung Quốc, Ấn Độ, và các thị trường mới nổi khác, thương mại toàn cầu có tiềm năng suy giảm và các luồng vốn bất ổn định, là những yếu tố gây bất ổn định đối với tăng trưởng và tạo việc làm trong giai đoạn từ ngắn đến dài hạn. Tính phức tạp của môi trường kinh tế hiện nay dẫn đến một nhận thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đó là sự cần thiết phải khuyến khích các khía cạnh tăng trưởng cả về chất cũng như về lượng, tích hợp các khái niệm như tính bền vững xã hội và môi trường vào tăng trưởng để tạo nên một bức tranh đầy đủ hơn về điều gì là cần thiết và điều gì có hiệu quả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA biên soạn Tổng quan: 'Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới' với hy vọng có thể góp phần làm tăng sự hiểu biết về những yếu tố then chốt nào quyết định tăng trưởng kinh tế, giúp giải thích tại sao một số nước thành công hơn các nước khác trong việc nâng cao mức thu nhập và tạo được các cơ hội cho công dân của mình, và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp một công cụ quan trọng để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế và thực hiện những cải cách thể chế. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2 I. CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU 2012-2013: ĐẨY MẠNH PHỤC HỒI BẰNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT Vào thời điểm công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013, triển vọng nền kinh tế thế giới lại rơi vào tình trạng bất ổn định. Tăng trưởng toàn cầu trong hai năm liên tiếp duy trì ở mức thấp trong lịch sử; Các khu vực năng động của thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn và các nền kinh tế tiên tiến then chốt, được cho là sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2012-13, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn bởi một sự phục hồi yếu và chậm. Cũng giống như các năm trước, tốc độ tăng trưởng vẫn không đồng đều, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế tiên tiến, dần thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng, trong năm 2012, khu vực đồng euro sẽ co lại 0,3%, trong khi Mỹ đang trải qua một thời kỳ phục hồi yếu với một tương lai không chắc chắn. Các nền kinh tế mới nổi lớn, như Braxin, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với năm 2011. Cùng lúc, các thị trưởng mới nổi khác, như các nước đang phát triển tại châu Á, sẽ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh, trong khi các nước thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Phi cận Sahara đang lấy lại đà tăng trưởng. Những vấn đề gần đây như nguy cơ bong bóng bất động sản ở Trung Quốc, sự suy giảm thương mại thế giới, và các dòng vốn không ổn định tại các thị trường mới nổi có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và có một tác động lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu. Theo lập luận, sự giảm tốc độ của năm nay chủ yếu phản ánh sự thất bại của các nhà lãnh đạo trong việc giải quyết nhiều thách thức đã từng được đặt từ những năm trước. Các nhà hoạch định chính s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực cạnh tranh toàn cầu Diễn đàn kinh tế thế giới Chính sách phát triển kinh tế Môi trường kinh tế vĩ mô Thị trường hàng hóaTài liệu có liên quan:
-
346 trang 109 0 0
-
42 trang 60 0 0
-
9 trang 51 0 0
-
Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
4 trang 50 0 0 -
Thị trường chung cư khó hy vọng ngược dòng
3 trang 48 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - Đỗ Thiên Anh Tuấn, Châu văn Thành
20 trang 45 0 0 -
21 trang 43 0 0
-
Văn bản quyết định 12/2013/QĐ-UBND
13 trang 37 0 0 -
3 trang 35 0 0
-
Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
305 trang 34 0 0