Danh mục

Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 269      Lượt tải: 1    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng luận này đề cập đến những cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế số kèm theo những giải pháp chính sách cho từng vấn đề cụ thể. Ngoài ra, tổng luận còn giới thiệu khung chính sách phát triển nền kinh tế số của một số quốc gia rất cần thiết cho quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách kinh tế số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................................2 I. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ SỐ .............................................................................................3 1.1. Khái niệm nền kinh tế số .........................................................................................................3 1.2. Cơ hội của nền kinh tế số ........................................................................................................4 II. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ SỐ VÀ NHU CẦU CHÍNH SÁCH .5 2.1. Thách thức về hạ tầng số .........................................................................................................5 2.2. Hệ sinh thái kinh tế số: Thách thức về hạ tầng thể chế và con người .................................8 2.3. Những hạn chế của nền kinh tế số ........................................................................................11 2.4. Tổng quan chính sáchkinh tế số............................................................................................14 III. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ VIỆT NAM .......................................................................................................................................18 3.1. Khung hành động cho nền kinh tế số của Singapo .............................................................18 3.2. Chính sách phát triển nền kinh tế số của Thái Lan .............................................................27 3.4. Kế hoạch số của Malaixia .....................................................................................................37 3.5. Chính sách hỗ trợ nền kinh tế số tại Việt Nam....................................................................41 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................46 1 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên những thay đổi sâu sắc về công nghệ và số hóa, tác động đến tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Cuộc cách mạng nàyđược xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số với các công nghệ tiên tiến giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới mạng, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch nền kinh tế số trên toàn cầu Theo thống kê, trong những năm gần đây, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ đô la trong hoạt động kinh tế, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong thập kỷ qua. Trong năm 2018, kinh tế số khu vực Đông Nam Á ước tính đạt 72 tỷ USD và dự kiến đạt 240 tỷ USD/năm vào năm 2025. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kinh tế số được dự báo có thể chiếm tới 60% GDP khu vực vào năm 2021. Nền kinh tế số hiện nay ngày càng bao trùm tất cả các khía cạnh kinh tế - xã hội. Kinh tế số được xác định là một trong những trụ cột quan trọng và đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế, tạo bước đột phá cho các quốc gia.Bên cạnh đó, kinh tế số cho phép các doanh nghiệp trong khu vực hội nhập toàn cầu, phù hợp với xu hướng dài hạn hướng tới tự do hóa thị trường và giảm bớt các rào cản thương mại. .Tuy nhiên, để khai thác các lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số, các nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng số và hệ sinh thái số (con người, thể chế). Vì thế, cần có các chính sách phù hợp để giải quyết những thách thức tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số. Tổng luận “Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số” đề cập đến những cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế số kèm theo những giải pháp chính sách cho từng vấn đề cụ thể. Ngoài ra, tổng luận còn giới thiệu khung chính sách phát triển nền kinh tế số của một số quốc giarất cần thiết cho quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách kinh tế số. Xin trân trọng giới thiệu! CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 2 I. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ SỐ 1.1. Khái niệm nền kinh tế số Kinh tế số (đôi khi được gọi là Kinh tế Internet, Kinh tế web, Kinh tế mới) là nền kinh tế dựa vào các công nghệ số. Thuật ngữ “nền kinh tế số” lần đầu tiên được một giáo sư kinh tế học người Nhật đề cập đến trong bối cảnh nước này rơi vào tình trạng suy thoái vào những năm 1990. Đến năm 1995, ở phương Tây, thuật ngữ này đã được nhắc đến trong cuốn sách Kinh tế số của Don Tapscott có tên là: “Triển vọng và Rủi ro trong kỷ nguyên của trí tuệ mạng”. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên xem xét khả năng ảnh hưởng của Internet đến hoạt động kinh doanh.Kể từ đó, có rất nhiều định nghĩa nền kinh tế số với phạm vi khác nhau. Theo G20, nền kinh tế số liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế bao gồm sử dụng thông tin và tri thức số như là yếu tố sản xuất chính, dùng mạng lưới thông tin hiện đại như một không gian hoạt động quan trọng và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)làm động lực quan trọng đểtăng trưởng năng suất và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế. Theo OECD, kinh tế số là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các thị trường tập trung vào các công nghệ số. Thuật ngữ này được dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của con người có sự hỗ trợ của Internet và CNTT&TT. Các thị trường trong nền kinh tế số thường liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa hoặc dịch vụ thông tin thông qua thương mại điện tử. Hoạt động này được thực hiện với ...

Tài liệu được xem nhiều: