Danh mục tài liệu

Tổng luận Xu thế cải cách thị trường điện tại các nước đang phát triển

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.21 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Tổng luận Xu thế cải cách thị trường điện tại các nước đang phát triển" giới thiệu những phân tích về hiệu quả và năng suất của các công ty điện lực, phân tích mô hình cải cách ngành công nghiệp điện lực, những đánh giá các phương án thích hợp về vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp tài chính và cung cấp điện năng tại các nước đang phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Xu thế cải cách thị trường điện tại các nước đang phát triển Bảng các chữ viết tắt BOO Xây dựng-Sở hữu-Vận Hành BLT Xây dựng-Cho thuê-Chuyển giao BOOT Xây dựng-sở hữu-vận hành-chuyển giao BOT Xây dựng-vận hành-chuyển giao BTO Xây dựng-chuyển giao-vận hành Disco Công ty phân phối GDP Tổng sản phẩm quốc nội Genco Công ty phát điện GW Gigawatt IDA Hiệp hội phát triển quốc tế IEA Cơ quan năng lượng quốc tế IPP Nhà sản xuất điện độc lập ISO Nhà vận hành hệ thống độc lập kW Kilowatt kWh Kilowatt-giờ MW Megawatt NGO Tổ chức phi chính phủ OBA (Output-based aid) Hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OGN Tài liệu hướng dẫn vận hành về vai trò công và tư trong cung ứng dịch vụ điện PPI Tham gia tư nhân vào cơ sở hạ tầng SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ SOT Cung ứng-vận hành-chuyển giao TOOR Chuyển giao quyền vận hành TPA Tiếp cận bên thứ ba Transco Công ty truyền tải 1 Giới thiệu Xu thế về cải cách thị trường điện lực trên thế giới đã gia tăng mạnh kể từ lúc bắt đầu vào những năm 1980. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển tiếp đã tham gia rộng rãi vào xu thế này, mặc dù có những thách thức to lớn đặt ra đối với việc thực hiện những thay đổi phức tạp trong các điều kiện kinh tế của các nước này. Cho đến nay, có khoảng 70 quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển tiếp đã bắt tay vào thực hiện cải tổ thị trường điện, một số nước đã tiến đến một quy mô cải tổ rộng, trong khi số khác vẫn còn trong giai đoạn thăm dò. Các chương trình cải cách tại các nước này thể hiện rất đa dạng và có nhiều đổi mới phù hợp hơn với đặc điểm tự nhiên và kinh tế của đất nước. Tất cả các nước đang và dự định thực hiện cải cách thị trường điện đều phải đối mặt với những thách thức đáng kể để hoàn thành và duy trì các chương trình cải cách của mình. Nhiều bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách thị trường điện tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển tiếp đã được tổng hợp và công bố rộng rãi. Dựa trên các tài liệu công bố của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế (SIDA) Thụy Điển, và một số tài liệu phản ánh kinh nghiệm cải cách thị trường điện của các nước, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn tổng quan mang tên 'XU THẾ CẢI CÁCH THỊ TRƢỜNG ĐIỆN TẠI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN' giới thiệu những phân tích về hiệu quả và năng suất của các công ty điện lực, phân tích mô hình cải cách ngành công nghiệp điện lực, những đánh giá các phương án thích hợp về vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp tài chính và cung cấp điện năng tại các nước đang phát triển. Hy vọng tổng quan này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đóng góp cho chương trình cải cách toàn diện ngành điện lực mà trọng tâm là phát triển một thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 2 I. CẢI CÁCH THỊ TRƢỜNG ĐIỆN: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƢỢC 1. Xu thế cải cách thị trƣờng điện trên thế giới Về phương diện lịch sử, ngành công nghiệp điện lực (CNĐL) đã được tổ chức và vận hành tuân theo một trong hai cấu trúc cơ bản, đó là: mô hình các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) tuân theo sự chỉ đạo của chính phủ và mô hình các công ty độc quyền bị kiểm soát thuộc sở hữu tư nhân. Cơ cấu tổ chức như vậy bị tác động mạnh bởi sự tin tưởng rằng:  CNĐL được đặc trưng mạnh mẽ bằng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và phạm vi sản xuất, mà chỉ có các công ty hợp nhất dọc (vertically-integrated company) thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân mới có thể đáp ứng và khai thác;  Các phân đoạn truyền tải và phân phối là những độc quyền tự nhiên cũng thiên về tổ chức và sở hữu tập trung;  Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô được coi là đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực phát điện, và một lần nữa lại thiên về các DN thuộc SHNN hay các công ty độc quyền bị kiểm soát;  Các phân đoạn khác nhau của ngành công nghiệp này là không thể chia cắt, điều đó lại thiên về các tổ chức lớn với kế hoạch hóa và điều phối tập trung;  Khu vực tư nhân sẽ không sẵn sàng hoặc không thể đầu tư vào ngành CNĐL trừ khi được bảo đảm bằng các hợp đồng dài hạn, điều làm giảm rủi ro của các khoản đầu tư lớn, dài hạn và kém khả thi. Vào thế kỷ trước, một số lượng lớn các công ty điện lực hợp nhất dọc, cho dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân đã được hình thành theo cả hai mô hình trên và phổ biến trên toàn thế giới, chiếm địa vị thống trị trong kinh doanh điện năng. Ví dụ như tại Mỹ, có gần 100 công ty cổ phần lớn chiếm gần 80% thu nhập trong ngành điện. Đức cũng có một số các công ty lớn chiếm vị trí nổi trội. Tại Nhật Bản, 10 công ty độc quyền tư nhân kiểm soát gần như 100% thị trường điện. Tại Hồng Kông, có hai công ty tư nhân chiếm 100% thị phần. Cho đến gần đây, tại Hàn Quốc và Pháp, vẫn có một công ty duy nhất sở hữu và vận hành hầu như toàn bộ ngành điện lực. Tại các nước như Nam Phi, một công ty độc quyền duy nhất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đến 90% thị phần phát và phân phối điện và các tài khoản khách hàng. Do các DN thuộc SHNN vẫn chiếm vị trí nổi trội tại các nước đang phát t ...