Danh mục tài liệu

Tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế: Một số gợi suy cho Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.27 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) đối với tăng trưởng kinh tế. Xét tổng thể, các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn đều chỉ ra STI có ảnh hưởng dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế: Một số gợi suy cho Việt Nam JSTPM Tập 9, Số 4, 2020 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM Nguyễn Thùy Liên1, Hoàng Văn Trung Công ty Vietanalytics Đinh Tuấn Minh Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) đối với tăng trưởng kinh tế. Xét tổng thể, các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn đều chỉ ra STI có ảnh hưởng dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các lý thuyết sau này chỉ ra rằng, tùy thuộc vào hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia khác nhau mà tác động của STI đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau. Kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia thành công cho thấy, để duy trì tăng trưởng trong một thời gian dài, mỗi quốc gia sẽ cần xây dựng một hệ thống ĐMST quốc gia phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, tại đó khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò trung tâm của hoạt động ĐMST, hệ thống đó cần đảm bảo tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ khóa: Kinh tế; Tăng trưởng kinh tế; Khoa học công nghệ; Đổi mới sáng tạo. Mã số: 20122901 THE ROLE OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND INNOVATION IN ECONOMIC GROWTH: A THEORETICAL AND EMPIRICAL REVIEW AND IMPLICATIONS FOR VIETNAM Abstract: The paper conducts theoretical and empirical review on the role of science, technology and innovation (STI) in economic growth. In general, economic growth theories and practical experience around the world all show that STI has long-term effects on economic growth. However, the latter economic growth theories show that, depending on particular national innovation systems, the impact of STI on economic growth differs from country to country. Practical experience from successful countries shows that, in order to sustain long-term economic growth, each country needs to build a national innovation system tailored to its conditions and circumstances, where the private sector should play a central role. The system must ensure to generate a workforce of high quality and consistent with the needs of the market. Keywords: Economics; Economic growth; Science and Technology; Innovation. 1 Liên hệ tác giả: nguyenthuylien203@gmail.com 2 Tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của KH,CN ... 1. Mở đầu Việc tìm kiếm các động lực tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế học quan tâm ngay từ khi bộ môn này hình thành. Các nhà kinh tế học cố điển như Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus, hay Karl Marx đã chỉ ra những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm tích lũy tư bản, thương mại, lao động và tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, mối quan tâm của các nhà kinh tế học cổ điển đối với tăng trưởng kinh tế chỉ bắt đầu trở lại kể từ sau đại suy thoái kinh tế 1929-1933, đặc biệt là khi Robert Solow công bố mô hình tăng trưởng tân cổ điển vào năm 1956. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) được xem xét như là nhân tố tạo ra thay đổi kỹ thuật (technical change)2. Tùy từng mô hình, vai trò của STI đối với tăng trưởng kinh tế có thể sẽ khác nhau, nhưng tựu chung, đấy là yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tại Việt Nam, sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế dựa trên việc thu hút vốn đầu tư và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, vai trò của STI đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm 3. Nhiều nghiên cứu cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình nếu như không có những cải thiện mạnh mẽ về năng suất lao động (Ohno, 2009; Tran Van Tho, 2013). Mục đích bài viết này cung cấp tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của STI trong tăng trưởng kinh tế. Một số bài học sẽ được rút ra để gợi suy về định hướng chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên STI của Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. Tổng quan lý thuyết Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) trong tăng trưởng kinh tế được nhà kinh tế học Joseph Schumpter lần đầu tiên phân 2 Trong nghiên cứu này, yếu tố “khoa học, công nghệ, và đổi mới sáng tạo” (Science, Technology, and Innovation - STI) trong nền kinh tế được hiểu theo nghĩa là các cấu phần của hệ thống để thực hiện các ĐMST trong nền kinh tế, tức bao gồm các cấu phần được kết nối bởi các dòng tri thức và các nguồn lực chuyển dịch giữa các cấu phần đó, nhằm tạo ra tri thức khoa học, tri thức công nghệ và các cách thức sử dụng các tri thức KH&CN đó cho các mục đích tạo ra các sản phẩm/quy trình mới mang tính thương mại hoặc cải tiến đáng kể các sản phẩm/quy trình đó (Hall & Jaffe, 2018). Theo nghĩa này, hoạt động STI cấu thành một thể thống nhất để tạo ra các tri thức mới cho nền kinh tế. ĐMST không thể tách rời KH&CN và nhiệm vụ quan trọng nhất của KH&CN là hướng đến ĐMST. 3 Đứng trước thách thức về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về Một số chủ trương, chính sách lớn, nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, với định hướng như sau: “Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trí sáng ...