Danh mục tài liệu

Tổng quan một số nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.65 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thực hiện tổng quan nghiên cứu tổ chức khám phá khoa học cho trẻ ở trường mầm non nhằm tìm ra khoảng trống cho việc nghiên cứu phương pháp đổi mới tổ chức khám phá khoa học cho trẻ mầm non trong xu thế của thời đại 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan một số nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n10.33 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 10, pp. 33-38 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON Bùi Thị Giáng Hương1 Tóm tắt. Hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non là một hoạt động tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực của trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện. Bài viết thực hiện tổng quan nghiên cứu tổ chức khám phá khoa học cho trẻ ở trường mầm non nhằm tìm ra khoảng trống cho việc nghiên cứu phương pháp đổi mới tổ chức khám phá khoa học cho trẻ mầm non trong xu thế của thời đại 4.0. Từ khóa: Hoạt động khám phá khoa học, tổ chức hoạt động khám phá khoa học, trẻ mầm non, tổng quan.1. Đặt vấn đề Trong xu thế thời đại 4.0, giáo dục hướng đến phát triển năng lực cho người học để có cuộc sống chấtlượng và hạnh phúc. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo” ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, mục tiêu giáo dục mầm non xác địnhrõ hình thành năng lực chung cho trẻ thích ứng với thay đổi của cuộc sống. Hoạt động khám phá khoa học ởtrường mầm non là một hoạt động tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực của trẻ, góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục mầm non và chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện. Hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non là hoạt động khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết vàthỏa mãn ở trẻ nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Quá trình tham gia vào hoạt động này, trẻđược quan sát, nhận xét, dự đoán, sử dụng vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình đưa ra những phươngán giải quyết vấn đề phù hợp về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trong chương trình giáo dục mầm nonnước ta cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới, tổ chức khám phá khoa học cho trẻ là một trong các nộidung của hoạt động giáo dục. Tổ chức khám phá khoa học là quá trình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giớitự nhiên một cách sinh động và phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi. Trong bài viết này chúng tôi thực hiện tổng quan nghiên cứu tổ chức khám phá khoa học cho trẻ ở trườngmầm non nhằm tìm ra khoảng trống cho việc nghiên cứu phương pháp đổi mới tổ chức khám phá khoa họccho trẻ mầm non.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi dùng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận với mục đích hệ thống hóa dữ liệu để làm rõ cácnghiên cứu có liên quan đến tổ chức khám phá khoa học dành cho trẻ hiện nay. Để đạt được mục đích trênchúng tôi tiến hành sử dụng kỹ thuật phân tích, tổng hợp tài liệu để tổng quan tư liệu lịch sử trong nghiêncứu vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; chúng tôi sử dụngkỹ thuật so sánh, đối chiếu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, so sánh, chọn lọc thành tựu lí luận và kinh nghiệmgiáo dục phù hợp.Ngày nhận bài: 02/09/2022. Ngày nhận đăng: 17/10/2022.1 Học viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minhe-mail: btghuong@sgu.edu.vn 33Bùi Thị Giáng Hương JEM., Vol. 14 (2022), No. 10.3. Kết quả nghiên cứu3.1. Những nghiên cứu về hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non Hoạt động khám phá khoa học như một phương tiện giáo dục trẻ em và là vấn đề luôn thu hút các nhàgiáo trên thế giới và Việt Nam. hoạt động khám phá khoa học là nội dung được quan tâm nghiên cứu ở nhiềugóc độ khác nhau. Nghiên cứu về tên gọi của hoạt động khám phá khoa học Theo dòng lịch sử, cách đặt tên hoạt động khám phá khoa học cũng thay đổi theo quan niệm nhìn nhậncủa các nhà giáo dục. Ngay từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục lỗi lạc I.A. Komenxki (1592-1670); J.J.Rutxo(1712-1778; I.G.Pextalozi (1746-1824), Frobel,. . . xem khám phá khoa học là làm quen với thiên nhiên.Cuối năm 1980, các nhà tâm lí giáo dục Liên Xô thay bằng tên giáo dục sinh thái nhằm mục đích kích thíchhoạt động khám phá, trải nghiệm của trẻ. Ở một số nước khác như Mỹ, Úc, trong chương trình giáo dục,một trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến nội dung, phương pháp làm quen với môi trường xung quanhcó tên là khoa học. Ở Việt Nam, những năm 50-60, nội dung khoa học đưa vào chương trình mẫu giáo vớitên gọi “Nhận xét tập nói” chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ nên còn rất phiến diên và đơnđiệu; sau năm 1975 được cải tiến và đổi tên gọi mới là “Tìm hiểu môi trường xung quanh và tập nói”; từnăm 1980 khi chương trình dự thảo và cải cách mẫu giáo biên soạn tách ra lĩnh vực độc lập mang tên gọi“Làm quen với môi trường xung quanh” ...

Tài liệu có liên quan: