Danh mục tài liệu

Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.42 KB      Lượt xem: 102      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn" tập trung vào phân tích các quy định pháp luật thể hiện trách nhiệm của Công chứng viên đối với Văn bản công chứng, qua việc phân tích trách nhiệm của Công chứng viên trong thực tiễn hoạt động công chứng hiện nay nhằm hướng đến việc nhận thức rõ và vận dụng các quy định pháp luật, các kỹ năng hành nghề để thực hiện tốt trách nhiệm của một Công chứng viên đối với Văn bản công chứng trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN ĐỐI VỚI VĂN BẢN CÔNG CHỨNG – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nguyễn Tiến Lực1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: nguyentienlucn77@gmail.com TÓM TẮT Bài viết tập trung vào phân tích các quy định pháp luật thể hiện trách nhiệm của Công chứng viên đối với Văn bản công chứng, qua việc phân tích trách nhiệm của Công chứng viên trong thực tiễn hoạt động công chứng hiện nay nhằm hướng đến việc nhận thức rõ và vận dụng các quy định pháp luật, các kỹ năng hành nghề để thực hiện tốt trách nhiệm của một Công chứng viên đối với Văn bản công chứng trong tương lai. Từ khóa: Công chứng viên, đạo đức nghề nghiệp, Luật Công chứng, trách nhiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hình thành và phát triển của chế định pháp luật về công chứng tại Việt Nam, sự ra đời và phát triển của Luật Công chứng năm 2006, Luật Công chứng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình cụ thể hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội, giúp cho việc nhận thức về công chứng, về nghề công chứng của các cá nhân, tổ chức từng bước nâng cao, ổn định và đi vào chiều sâu. Trong bất kỳ ngành nghề nào, để tạo ra một sản phẩm tốt, người lao động cần phải có đồng thời chuyên môn, kiến thức, kỹ năng hành nghề, cũng như phải có trách nhiệm đối với sản phẩm do mình tạo ra. Hoạt động công chứng được xác định là một nghề. Sản phẩm của nghề công chứng là văn bản công chứng. Các Công chứng viên, người làm việc trong các tổ chức hành nghề công chứng, bên cạnh việc phải có chuyên môn nghiệp vụ, lại càng phải đề cao trách nhiệm đối với sản phẩm do mình tạo ra, đó chính là văn bản công chứng. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc nhận thức đúng trách nhiệm của Công chứng viên đối với Văn bản công chứng, việc đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ chính là trách nhiệm quan trọng nhất của công chứng viên đối với văn bản công chứng, đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng” làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài trên là để tìm hiểu rõ các quy định pháp luật thể hiện trách nhiệm của Công chứng viên đối với văn bản công chứng, qua việc phân tích trách nhiệm của Công chứng viên trong thực tiễn hoạt động công chứng hiện nay nhằm hướng đến việc nhận thức rõ và vận dụng các quy định pháp luật, các kỹ năng hành nghề để thực hiện tốt trách nhiệm của một Công chứng viên đối với văn bản công chứng trong tương lai. 291 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về trách nhiệm của Công chứng viên đối với Văn bản công chứng, thực trạng áp dụng trong thực tiễn công chứng của công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, những hạn chế còn tồn đọng và kiến nghị, giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp luật về đề tài nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, bài viết đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, chứng minh. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng phương pháp thu thập các vụ việc thực tế để chứng minh làm nổi bật đối tượng nghiên cứu. 3. PHẦN NỘI DUNG * Quy định pháp luật về vấn đề nghiên cứu Trước khi tìm hiểu các quy định của pháp luật về đề tài nghiên cứu, chúng ta cần trả lời câu hỏi Công chứng là gì? “Công chứng là việc Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” (theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018). Từ quy định trên, có thể thấy trách nhiệm của Công chứng viên chính là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch. Tính xác thực được hiểu là những gì đúng sự thật, còn tính hợp pháp được hiểu là phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái pháp luật. Đây là nguyên tắc cá nhân Công chứng viên chịu trách nhiệm, nguyên tắc này đã được quy định trong các văn bản pháp luật về công chứng đã có trước đây, như: Nghị định số 45-HĐBT quy định về nhiệm vụ của Công chứng viên khi thực hiện công chứng “Trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng, đóng dấu Phòng công chứng Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện” (khoản 2, Điều 16). Nghị định số 31/CP quy định tại Khoản 3, Điều 21: “Trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện”. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP có quy định “Khi thực hiện công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng , chứng thực phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứng thực của mình” (Khoản 2, Điều 6). Luật Công chứng năm 2006, trong nguyên tắc hành nghề công chứng tại Khoản 3, Điều 3 quy định như sau: “...Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng...”. Luật Công chứng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) tại Khoản 4, Điều 4 về nguyên tắc hành nghề công chứng quy định như sau: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng” . 292 3.1. Trách nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: