Danh mục tài liệu

Trầm cảm và ’Sát thủ’ thầm lặng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.88 KB      Lượt xem: 55      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuộc sống năng động hiện nay, trầm cảm rất dễ phát sinh. Nếu không nhận biết và ngăn chặn từ đầu, nó sẽ trở thành một "sát thủ" thầm lặng. Và tự sát hay có ý định tự sát chính là giai đoạn cuối của trầm cảm.“Người” quan trọng bị bỏ rơiTheo PGS. TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), trầm cảm là một biểu hiện hay một rối loạn của cảm xúc. Cảm xúc của con người bao gồm vui, buồn, lo, hoảng sợ… Khi bình thường người ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trầm cảm và Sát thủ thầm lặng Trầm cảm - Sát thủ thầm lặngTrong cuộc sống năng động hiện nay, trầm cảm rất dễphát sinh. Nếu không nhận biết và ngăn chặn từ đầu, nósẽ trở thành một sát thủ thầm lặng. Và tự sát hay cóý định tự sát chính là giai đoạn cuối của trầm cảm.“Người” quan trọng bị bỏ rơiTheo PGS. TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khoẻtâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), trầm cảm là một biểu hiệnhay một rối loạn của cảm xúc. Cảm xúc của con người baogồm vui, buồn, lo, hoảng sợ… Khi bình thường người tabuồn, nhưng khi buồn quá mức sẽ trở thành trầm cảm.“Trong mỗi chúng ta có 2 con người cấu thành toàn vẹnkhông thể tách rời, đó là con người về thể xác và về conngười tâm thần”, ông Bình nói. Con người thể xác bao gồmtất cả lục phủ ngũ tạng mà cấu thành trong y học gọi là cáckhoa tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tiết niệu và cơxương khớp.Con người tâm thần có 3 yếu tố không thể tách rời đó làcảm xúc, tư duy, hoạt động. Những yếu tố này gắn liền vớimôi trường sống xung quanh như gia đình, xã hội, trườnghọc… Những áp lực của cuộc sống, của môi trường tácđộng trực tiếp, khiến con người tâm thần phải hứng chịu.Vì thế có không ít người gặp những cơn đau về mặt thểchất nhưng khi đi khám đa khoa không phát hiện ra bệnhgì. Họ không biết rằng mình bị trầm cảm, cho rằng mìnhchỉ bị suy nhược thần kinh, suy giảm sức khoẻ nên thườngtự mua thuốc uống.Thường khi bị lo lắng, trầm cảm nhiều người thường giảitoả bằng đi lễ, cúng bái, xem bói… Họ thường mất khánhiều thời gian đến tìm đến các bác sĩ đa khoa, các chuyênkhoa khác nhau trong ngành y tế rồi biết được đích xác cănnguyên của những căn đau vô cớ đó.PGS.TS Trần Hữu Bình cho biết: Có nhiều nguyên nhângây ra trầm cảm, nhưng thường tập trung vào có 3 loạichính: “Trầm cảm nội sinh” là những rối loạn chuyển hoátrong cơ thể, rối loạn do di truyền, do yếu tố cơ địa…;“Trầm cảm ngoại sinh” là những yếu tố tác động bên ngoàicơ thể, làm cho cơ thể bị bệnh như bệnh thận, gan, phổi cấptính hoặc mãn tính.Do tình trạng bệnh lý cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp lên hoạt động chức năng của não như tổn thươngtại não (chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não), bệnhnội tiết, do rượu… hoặc do mắc các bệnh khác như lao, suytim, xơ gan…; “Trầm cảm tâm sinh” xuất hiện sau nhữngsang chấn tâm lý như mất người thân, tan vỡ trong tình yêu,hôn nhân, sa sút về kinh tế, thi trượt, không kiếm được việclàm, những thất bại liên tiếp trong công việc…Con người thể chất và con người tâm thần đều có vai trò vàvị trí đến sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, thông thườngmọi người thường để ý chăm sóc đến con người thể chấtnhiều và bỏ quên mất con người tâm thần.24% số trẻ tự tử do ly tán cha mẹCác điều tra về những trường hợp tự tửở tuổi thanh thiếu niên tại TP Hồ ChíMinh cho thấy, gần 40% số đối tượng tựtử có bệnh lý tâm thần kèm theo nhưtrầm cảm, lệ thuộc ma túy, tâm thầnphân liệt, loạn thần cấp… và có đến7,6% số người tự tử lần thứ hai trở lên.Gần 5% số trẻ này có người trong giađình tự tử. Hơn 24% trường hợp là trẻ lytán cha mẹ từ rất sớm.Ảnh hưởng nhiều nhất là những tácđộng từ phía gia đình đối với trẻ vìkhoảng 90% trường hợp trẻ tự tử cósang chấn kết hợp, trong đó chủ yếu làsang chấn trong quan hệ với gia đìnhHậu quả nặng nề (60% trường hợp sang chấn là bị bỏ rơi, ly tán hay do bất đồng, xung đột tâm lý).Khi con người tâm thần “bị ốm” cũng có những triệu chứngkhá cụ thể.Theo các chuyên gia thì biểu hiện rõ nhất của một người códấu hiệu bị trầm cảm là: ăn không ngon miệng, rối loạngiấc ngủ và giảm hoặc mất ham muốn về tình dục. Trongđó sự suy giảm khả năng tình dục một cách rõ rệt, kéo dàilà dấu hiệu rõ ràng nhất.TS Bình cho biết: trầm cảm phá tan “chất” đàn ông, biến họthành những “hoạn quan”, tàn phế về chức năng tình dục.Khi trầm cảm, cơ bắp của con người chùng xuống, mệt.Thần sắc của bộ mặt là thể hiện rõ nhất, giao tiếp thu hẹplại, trong người bứt rứt, khó chịu, bồn chồn đứng ngồikhông yên.Những người đã có các biểu hiện trên thường dẫn đến bịhoang tưởng, ảo giá. Hoang tưởng nghĩa là bệnh nhân cónhững ý tưởng phán đoán sai lầm không đúng với thực tế,nhưng bản thân họ cho là đúng không thể giải thích hay tácđộng được.Ví dụ như họ nghĩ rằng có ai đó đang muốn giết hại mình,có ý định xấu nhất định sẽ làm hại mình… Hoặc họ tự chorằng mình có tội lỗi rất lớn, không đáng được sống, cầnphải chết ngay. Ý tưởng đó khiến họ lên động cơ, chươngtrình và hành động để tự sát.Bệnh nhân trầm cảm thường gây nhiều sự lo lắng chonhững người thân.Ảo giác là tri giác không có đối tượng, tri giác về một sựvật hiện tượng không có thật trong thực tại. Người có ảogiác luôn nghe thấy một giọng nói – ảo thanh rõ mồn một“ra lệnh” phải chết hoặc phải nhảy lầu… “Trầm cảm dẫntới tự sát dù thành công hay không thì cũng đều nguy hiểmcho bản thân người mắc bệnh”, PGS.TS Bình cho hay.Tr ...