
TRẦN HÀ - ĐA NĂNG
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.30 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trần Hà sinh trưởng trên quê hương Hà Tĩnh, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nhạc họa Trung Ương Hà Nội, lập nghiệp và thành danh họa sĩ ở Thành phố biển Nha Trang. Anh là một con người cởi mở, dễ gần,
.quảng giao, thiện chí và ham cái đẹp… luôn sống hết mình cho nghệ thuật. Đó không chỉ là cảm nhận của tôi mà còn của không ít bạn bè, đồng nghiệp mỗi khi tiếp xúc với Trần Hà. Đến thăm gia đình anh, một ngôi nhà cao tầng khang trang có hai mặt tiền của một khu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦN HÀ - ĐA NĂNG TRẦN HÀ - ĐA NĂNG TRẦN HÀ -nắng gắt-sơn dầu 120x100cm Trần Hà sinh trưởng trên quê hương Hà Tĩnh, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nhạc họa Trung Ương Hà Nội, lập nghiệp và thành danh họa sĩ ở Thành phố biển Nha Trang. Anh là một con người cởi mở, dễ gần, quảng giao, thiện chí và ham cái đẹp… luôn sống hết mình cho nghệ thuật. Đó không chỉ là cảm nhận của tôi mà còn của không ít bạn bè, đồng nghiệp mỗi khi tiếp xúc với Trần Hà. Đến thăm gia đình anh, một ngôi nhà cao tầng khang trang có hai mặt tiền của một khu phố sầm uất thành phố biển Nha Trang hấp dẫn đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước làm tôi chợt nghĩ với nền kinh tế thị trường đây là một địa điểm lý tưởng cho kinh doanh hoặc chí ít cho thuê cũng sống khỏe. Khi vào nhà tranh lớn nhỏ treo đầy tường, cả 3 tầng lầu kể cả cầu thang… Hiện diện sinh động và đầy đủ nỗi niềm và tình yêu nghệ thuật hội họa của Trần Hà, mới vỡ lẽ mình nhầm ?! Xem tranh và trao đổi về cuộc sống và nghệ thuật với vợ chồng anh mới biết Trần Hà được “hậu phương lớn” chắp cánh cho tình yêu nghệ thuật. Âu cũng là lẽ thường tình của một họa sĩ đích thực sống hết mình cho cái nghiệp của mình. “Còn giá trị nghệ thuật ư? Xin dành cho thời gian và công chúng thẩm định?” Dù muốn hay không địa chỉ 4D An Dương Vương đã trở thành một địa chỉ văn hóa tạo hình có thương hiệu “Trần Hà”… Trong sáng tác Trần Hà ưa dùng hai chất liệu: Sơn dầu và tổng hợp. Sơn dầu là chất liệu đủ khả năng nắm bắt hình sắc vốn có của tự nhiên, hiện thực màu từ khi vẽ đến khi khô không thay đổi, với kỹ thuật có thể vẽ như trát vữa hoặc pha loãng vẽ mỏng như thuốc nước. Nhìn chung ít hay nhiều họa sĩ đều am hiểu chất liệu và tinh thông tinh kỹ thuật biết phát huy vẻ đẹp đặc thù của từng chất liệu. Có điều Trần Hà lại vẽ sơn dầu theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Việt Nam nhưng lại tiếp thu truyền thống tinh hoa nghệ thuật sơn dầu của các thế hệ đi trước khiến tác phẩm đậm bản sắc dân tộc. Anh sử dụng cả hai thủ pháp giỏi tả không sa vào tả chất diễn chất, tả ánh sáng với kỹ thuật “tút tát” của nghệ thuật sơn dầu cổ điển phương tây một thời, theo cảm quan của thế hệ mình. Cảm hứng sáng tạo của Trần Hà thường có độ lùi về thời gian nhưng anh khắc họa được nhiều chiều không gian: Lễ hội trung thu, Giai điệu dân gian, Trò chơi dân gian, Giao duyên, Sen quê, Tình Quê hương, Nắng gắt… thức dậy trong chúng ta những kỷ niệm đẹp về một thời tuổi thơ… Với nhiều hình thức, bút pháp tạo hình khi là một không gian gần như thật trong bộ tranh Tình quê hương lúc là một không gian thuận mắt trong bộ tranh Sen quê; hoặc mở rộng không gian trên một mặt phẳng trong tác phẩm Lễ hội trung thu, Trò chơi giân gian; hay mở rộng nữa theo chiều cao trong Giai điệu dân gian, Giao duyên, màu trong tranh Trần Hà rực rỡ, tươi vui màu của lễ hội… Khi thiên về gam nóng, lúc nghiêng về gam lạnh. Về hình cụ thể hơn hình tượng nghệ thuật. Anh xây dựng hình tượng nhân vật theo các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện đại, ấn tượng siêu thực, lập thể và biểu hiện trừu tượng kết hợp hài hòa với các yếu tố tạo hình hiện thực, dân gian, dân tộc. Điều này làm phong phú thêm hình thức tạo hình của anh, làm định hình định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng, kết hợp hài hòa chất tạo hình với chất trang trí giầu giầu phẩm chất nghệ thuật truyền thống và hiện đại thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Với một họa sĩ, sáng tác phải đi đôi với công bố tác phẩm và phải thường xuyên công bố mới mong đối thoại được với chính mình, đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật. Các tác phẩm tuyển chọn trong triển lãm tranh tháng 10/2010 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội là một minh chứng cụ thể với Trần Hà. Đáng quí hơn anh là họa sỹ Khánh Hòa đầu tiên trình làng giới mỹ thuật và công chúng yêu nghệ thuật thủ đô đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sáng tác phải đi đôi với công bố tác phẩm mới mong biết mình biết nguời. Tự tìm đường, tự tìm mình, tự vượt chính mình trên con đường vạn dặm, chiếm lĩnh cái đẹp đích thực trong nghệ thuật, đó là một qui luật muôn đời. Câu nói “Văn là người”; “ Họa cũng là người” rất đúng với tranh của Trần Hà. Có điều cái đẹp đích thực trong nghệ thuật luôn ở phía trước mỗi chúng ta. Âu cũng là qui luật muôn đời của nghệ thuật có phải không họa sĩ Trần Hà? LÊ QUỐC BẢO
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦN HÀ - ĐA NĂNG TRẦN HÀ - ĐA NĂNG TRẦN HÀ -nắng gắt-sơn dầu 120x100cm Trần Hà sinh trưởng trên quê hương Hà Tĩnh, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nhạc họa Trung Ương Hà Nội, lập nghiệp và thành danh họa sĩ ở Thành phố biển Nha Trang. Anh là một con người cởi mở, dễ gần, quảng giao, thiện chí và ham cái đẹp… luôn sống hết mình cho nghệ thuật. Đó không chỉ là cảm nhận của tôi mà còn của không ít bạn bè, đồng nghiệp mỗi khi tiếp xúc với Trần Hà. Đến thăm gia đình anh, một ngôi nhà cao tầng khang trang có hai mặt tiền của một khu phố sầm uất thành phố biển Nha Trang hấp dẫn đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước làm tôi chợt nghĩ với nền kinh tế thị trường đây là một địa điểm lý tưởng cho kinh doanh hoặc chí ít cho thuê cũng sống khỏe. Khi vào nhà tranh lớn nhỏ treo đầy tường, cả 3 tầng lầu kể cả cầu thang… Hiện diện sinh động và đầy đủ nỗi niềm và tình yêu nghệ thuật hội họa của Trần Hà, mới vỡ lẽ mình nhầm ?! Xem tranh và trao đổi về cuộc sống và nghệ thuật với vợ chồng anh mới biết Trần Hà được “hậu phương lớn” chắp cánh cho tình yêu nghệ thuật. Âu cũng là lẽ thường tình của một họa sĩ đích thực sống hết mình cho cái nghiệp của mình. “Còn giá trị nghệ thuật ư? Xin dành cho thời gian và công chúng thẩm định?” Dù muốn hay không địa chỉ 4D An Dương Vương đã trở thành một địa chỉ văn hóa tạo hình có thương hiệu “Trần Hà”… Trong sáng tác Trần Hà ưa dùng hai chất liệu: Sơn dầu và tổng hợp. Sơn dầu là chất liệu đủ khả năng nắm bắt hình sắc vốn có của tự nhiên, hiện thực màu từ khi vẽ đến khi khô không thay đổi, với kỹ thuật có thể vẽ như trát vữa hoặc pha loãng vẽ mỏng như thuốc nước. Nhìn chung ít hay nhiều họa sĩ đều am hiểu chất liệu và tinh thông tinh kỹ thuật biết phát huy vẻ đẹp đặc thù của từng chất liệu. Có điều Trần Hà lại vẽ sơn dầu theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Việt Nam nhưng lại tiếp thu truyền thống tinh hoa nghệ thuật sơn dầu của các thế hệ đi trước khiến tác phẩm đậm bản sắc dân tộc. Anh sử dụng cả hai thủ pháp giỏi tả không sa vào tả chất diễn chất, tả ánh sáng với kỹ thuật “tút tát” của nghệ thuật sơn dầu cổ điển phương tây một thời, theo cảm quan của thế hệ mình. Cảm hứng sáng tạo của Trần Hà thường có độ lùi về thời gian nhưng anh khắc họa được nhiều chiều không gian: Lễ hội trung thu, Giai điệu dân gian, Trò chơi dân gian, Giao duyên, Sen quê, Tình Quê hương, Nắng gắt… thức dậy trong chúng ta những kỷ niệm đẹp về một thời tuổi thơ… Với nhiều hình thức, bút pháp tạo hình khi là một không gian gần như thật trong bộ tranh Tình quê hương lúc là một không gian thuận mắt trong bộ tranh Sen quê; hoặc mở rộng không gian trên một mặt phẳng trong tác phẩm Lễ hội trung thu, Trò chơi giân gian; hay mở rộng nữa theo chiều cao trong Giai điệu dân gian, Giao duyên, màu trong tranh Trần Hà rực rỡ, tươi vui màu của lễ hội… Khi thiên về gam nóng, lúc nghiêng về gam lạnh. Về hình cụ thể hơn hình tượng nghệ thuật. Anh xây dựng hình tượng nhân vật theo các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện đại, ấn tượng siêu thực, lập thể và biểu hiện trừu tượng kết hợp hài hòa với các yếu tố tạo hình hiện thực, dân gian, dân tộc. Điều này làm phong phú thêm hình thức tạo hình của anh, làm định hình định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng, kết hợp hài hòa chất tạo hình với chất trang trí giầu giầu phẩm chất nghệ thuật truyền thống và hiện đại thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Với một họa sĩ, sáng tác phải đi đôi với công bố tác phẩm và phải thường xuyên công bố mới mong đối thoại được với chính mình, đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật. Các tác phẩm tuyển chọn trong triển lãm tranh tháng 10/2010 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội là một minh chứng cụ thể với Trần Hà. Đáng quí hơn anh là họa sỹ Khánh Hòa đầu tiên trình làng giới mỹ thuật và công chúng yêu nghệ thuật thủ đô đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sáng tác phải đi đôi với công bố tác phẩm mới mong biết mình biết nguời. Tự tìm đường, tự tìm mình, tự vượt chính mình trên con đường vạn dặm, chiếm lĩnh cái đẹp đích thực trong nghệ thuật, đó là một qui luật muôn đời. Câu nói “Văn là người”; “ Họa cũng là người” rất đúng với tranh của Trần Hà. Có điều cái đẹp đích thực trong nghệ thuật luôn ở phía trước mỗi chúng ta. Âu cũng là qui luật muôn đời của nghệ thuật có phải không họa sĩ Trần Hà? LÊ QUỐC BẢO
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tranh sơn dầu kiến thức mỹ thuật mỹ thuật việt nam tác phẩm nghệ thuật danh họa họa sĩ nổi tiếng tác phẩm nghệ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
6 trang 266 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 45 0 0 -
4 trang 44 0 0