Danh mục tài liệu

TRANH IN VIỆT NAM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.84 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình hội nhập quốc tế là quá trình hoà mình của một quốc gia vào cộng đồng lớn hơn thông qua những giao lưu, tiếp biến về kinh tế, xã hội và văn hoá. Cuộc tiếp xúc giữa bên trong với bên ngoài của mỹ thuật Việt Nam thời nay không phải lần hội nhập quốc tế đầu tiên. Trước năm 1945 mỹ thuật nước ta đã từng tiếp cận với mỹ thuật Pháp, Nhật Bản. Từ 1945 đến thời điểm bắt đầu tiến hành Đổi Mới mỹ thuật Việt Nam đã mở rộng hơn qua tiếp thu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRANH IN VIỆT NAM TRANH IN VIỆT NAM PHẠM KHẮC QUANG (Hà Nội) Nhà lồng 2007. Khắc gỗ bồi cuộn trục 150x100cm Quá trình hội nhập quốc tế là quá trình hoà mình của một quốc gia vào cộng đồng lớn hơn thông qua những giao lưu, tiếp biến về kinh tế, xã hội và văn hoá. Cuộc tiếp xúc giữa bên trong với bên ngoài của mỹ thuật Việt Nam thời nay không phải lần hội nhập quốc tế đầu tiên. Trước năm 1945 mỹ thuật nước ta đã từng tiếp cận với mỹ thuật Pháp, Nhật Bản. Từ 1945 đến thời điểm bắt đầu tiến hành Đổi Mới mỹ thuật Việt Nam đã mở rộng hơn qua tiếp thu, trao đổi nghề nghiệp với các họa sỹ từ các nước XHCN. Nhìn chung những tiếp cận quốc tế đó chủ yếu diễn ra một chiều - chúng ta học hỏi họ là chính, và trong không gian giới hạn. Mặc dù vậy những tiếp biến thẩm mỹ và kỹ thuật trong các giai đoạn ấy đã góp phần làm phong phú hơn các bộ môn mỹ thuật nước ta. Trong bối cảnh chung của lịch sử phát triển mỹ thuật Việt Nam, nghệ thuật tranh in có một con đường riêng của nó - luôn gắn chặt với việc giải quyết vấn đề tính dân tộc và tính chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Qua quá trình tiếp biến tranh in quốc tế, các họa sỹ Việt Nam đã nắm bắt được những kỹ thuật chế bản và in ấn mới như in đá (trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp), khắc kim loại (vào thập kỷ 1970, qua các chuyên gia nước ngoài và các họa sỹ từng du học ở các nước XHCN). Nhưng thật đáng tiếc là sự phát triển các kỹ thuật mới cũng như cập nhật các xu hướng mới trong tranh in nước ta cho đến cuối thế kỷ XX vẫn chỉ mang tính thử nghiệm lẻ tẻ, đứt đoạn. Bên cạnh đó tranh khắc gỗ với truyền thống dân gian dân tộc lâu đời cũng chưa vươn lên được mức chuyên nghiệp thực sự theo tầm của nghệ thuật tranh khắc thế giới. Trong lĩnh vực này, các hoạ sỹ tranh khắc gỗ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan đã nhanh nhạy hơn chúng ta để ghi dấu ấn của mình vào lịch sử tranh in của nhân loại giai đoạn từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến nay. Họ đã bám sát được ngay những bước đi của tranh in quốc tế trong xu hướng nghệ thuật, công nghệ in và quy ước trình bày bản in. Hội nhập quốc tế sâu, rộng, đa phương, đa ngành và mang tính chủ động của Việt Nam lần này được tính từ khi nước ta gia nhập Hiệp hội các nước Đông-Nam á (ASEAN) năm 1995. Từ thời điểm đó mỹ thuật Việt Nam đã thực sự cởi mở hơn, các họa sỹ giao lưu nhiều hơn, rộng hơn với đồng nghiệp quốc tế ở ngay trong nước cũng như ở ngoài nước. Nghệ thuật tranh in được biết thêm các kỹ thuật như in độc bản, in lõm cảm quang từ hai đường tiếp cận: Hội mỹ thuật (qua các trại sáng tác với nghệ sỹ Mỹ) và các Trường ĐH Mỹ thuật (qua trao đổi với các họa sỹ đồ họa đến từ Mỹ, Thụy Điển, Thái Lan, Na Uy...). Cũng từ khi này đã xuất hiện một số họa sỹ chuyên sâu trong sáng tác tranh in hay trong một kỹ thuật nhất định, chỉ tiếc rằng số đó quá ít. Các giải thưởng lớn trong nước, trong Hội Mỹ thuật cho tranh in bằng kỹ thuật mới như in kẽm, in độc bản cũng đã được trao. Những kết quả tốt đẹp mà chúng ta có được từ quá trình tiếp biến nghệ thuật tranh in với các nước khác cũng là đáng kể. Nhưng mặt khác chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn một sự thật rằng: tranh in Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trong nền tranh in thế giới, thậm chí trong các thị trường “bình dân”. Tại rất nhiều triển lãm quốc tế Biennial, Triennal về tranh in không có khái niệm tranh in Việt Nam. Trong khi đó hội họa hay các môn nghệ thuật đa phương tiện đã phần nào hoà chung được vào dòng chảy của nghệ thuật thế giới đương thời. Liệu lý do có phải nằm ở hai từ “thiếu chuyên nghiệp” và “lạc hậu”? Chúng ta đều biết, trong thời đại hội nhập quốc tế, không có “đất” cho sự/tính không chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp là tiêu chuẩn để hội nhập quốc tế, nó áp dụng cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của quốc gia muốn tham gia vào tiến trình (đôi khi không thể cưỡng lại) đó, từ kinh tế, ngoại giao, giáo dục, văn hoá nghệ thuật... Chúng ta cũng đều hiểu lịch sử phát triển của nghệ thuật tranh in chuyên nghiệp luôn gắn chặt với sự phát triển của công nghệ chế bản và in ấn. Công nghệ đó lại luôn đồng hành cùng các bước tiến của khoa học. Song ở đây tôi không thể nói rằng thế giới có công nghệ gì áp dụng trong sáng tác tranh in thì ta phải có cái ấy. Vấn đề tôi muốn đề cập là tính chuyên nghiệp trong thực hành sáng tác tranh in bằng những kỹ thuật đã có ở Việt Nam nhiều chục năm qua, những kỹ thuật đã là truyền thống, cổ điển của bộ môn nghệ thuật này trên thế giới, và những cách nhìn nhận, đánh giá nó. Khi nội dung đề cập, phản ánh trong tranh in thuộc về mỗi cộng đồng quốc gia hay từng cá nhân với những vấn đề riêng thì nghệ thuật, công nghệ chế bản và in luôn thuộc về những giá trị, chuẩn mực phổ biến mang tính quy ước chung của thế giới. Đã từ lâu, ở cả Phương Tây lẫn Phương Đông, tranh in luôn là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, của quy trình chế bản, in ấn hết sức khoa học, chuyên nghiệp. Một “sợi” mưa rất mảnh hay nền trời chuyển sắc độ êm ả từ lam sang vàng trong tranh khắc gỗ Nhật là thành quả của lao động sáng tạo chuyên nghiệp và có trách nhiệm. Những nét khắc thuần khiết trong tranh của Durer, Rembrant, Goya, Kolwittz hay đầy tính biểu hiện của Munch và các họa sỹ biểu hiện Đức... cho tới nhiều tác phẩm tranh in đương đại trên thế giới hôm nay là sự hoà quyện của những rung cảm con tim cùng bộ óc khoa học và bàn tay khổ luyện. ở những tác phẩm đó, mỗi nét đều chứa đựng hơi thở cuộc sống, sự tinh thông kỹ thuật, ý thức tôn trọng nghệ thuật và người thưởng thức. ở đó không thể thấy sự đại khái, chắp vá, không bao giờ có chỗ cho những vệt bút thô vụng “mông má” hình khối. Mỗi bản in là một trang sách tinh khôi không tỳ vết, ở đó người xem có thể đọc thấy những ý tưởng, cảm nhận các cung bậc cảm xúc và khám phá những số phận. Ngoài ra, quy ước trình bày bản in cũng đã được áp dụng trên toàn thế giới từ rất lâu và trở thành điều tất yếu, là một trong những dấu hiệu của tính chuyên nghiệp. Mỗi bản in từ bản khắc đều phải được đánh số thứ tự trong tổng số bản in của từng lượt in v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: