Danh mục tài liệu

Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tiến hành tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu từ góc độ vốn thực hiện để đưa ra các nhận định về triển vọng đầu tư trong thời gian tới với mốc thời gian mang tính bước ngoặt là năm 2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017 TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BƯỚC CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TỪ NĂM 2017 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tính đến hết năm 2016, quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tạiViệt Nam đạt 295,627 tỷ đô-la Mỹ. Vốn FDI đăng ký duy trì khá ổn định sau thời điểmtăng đột biến vào năm 2008 cho thấy tiềm năng lớn về FDI tại Việt Nam. Nếu quan sátđộng thái giải ngân có thể thấy quy mô FDI thực hiện tại Việt Nam đang bước vào giaiđoạn chuyển biến quan trọng với triển vọng mới của sự phát triển theo chiều sâu dòng vốnnày. Đến hết năm 2016, tổng số vốn thực hiện đạt được là 154,492 tỷ đô-la Mỹ. Bên cạnhviệc sử dụng quy mô vốn đầu tư trực tiếp như là một chỉ số đánh giá tiềm năng đầu tư trựctiếp vào Việt Nam, quy mô vốn đầu tư thực hiện là một chỉ số đánh giá khả năng sử dựnghiệu quả vốn đầu tư trực tiếp. Bài viết này tiến hành tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Việt Nam chủ yếu từ góc độ vốn thực hiện để đưa ra các nhận định về triển vọng đầu tưtrong thời gian tới với mốc thời gian mang tính bước ngoặt là năm 2017. Từ khóa: Triển vọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam, năm 2017. Giới thiệu FDI là một loại hình đầu tư trong đó nhà đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữuvừa là người sử dụng vốn đầu tư. Các quan niệm về đầu tư có thể được xem xét dướigóc độ di chuyển vốn quốc tế (Krugman, 1998), do đó, gây ra các tác động kinh tếnhất là về năng suất biên của vốn hoặc dưới góc độ pháp lý là các hình thức đầu tưtheo quy định pháp luật (Hiệp định TPP, 2016). Việc loại bỏ các rào cản về đầu tưtrực tiếp và xu hướng toàn cầu hóa thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh cả từ các nhàđầu tư để tìm kiếm thị trường, nguồn lực, hiệu quả và các nước tiếp nhận đầu tư đểtranh giành các nguồn vốn lớn và công nghệ cao, tạo động lực thúc đẩy dòng dichuyển vốn nhanh chóng và với quy mô lớn trên toàn cầu. Việt Nam bắt đầu tiếp nhận FDI kể từ thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài cóhiệu lực (29/12/1987). Cho đến nay, thể chế điều chỉnh FDI tại Việt Nam đượchoàn thiện liên tục và tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, thậm chí tiếp cận đến cácquy định của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là nền tảng để dòngFDI di chuyển vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, động lực thị trường 105được tạo ra bởi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới càng thúc đẩy FDI vàoViệt Nam để trở thành công đoạn tạo lợi ích lớn nhất trong chuỗi đầu tư toàn cầu. Đến hết năm 2016, Việt Nam có 295,627 tỷ đô-la Mỹ đăng ký và 154,492tỷ đô-la Mỹ vốn thực hiện. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốnđầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thúcđẩy xuất khẩu, tạo việc làm, đóng góp ngân sách. Trong thời gian đầu năm 2017,xu hướng FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên1 mặc dù Mỹ chính thức rútkhỏi Hiệp định TPP bằng sắc lệnh của Tổng thống ký ngày 27/1/2017. Điều đócho thấy, Việt Nam vẫn là một thị trường đầu tư có lợi và mục tiêu FDI khôngchỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn để xuất khẩu. Vấn đề là cần đánh giá triểnvọng FDI tại Việt Nam để định hướng nhận thức, điều chỉnh chính sách và cógiải pháp thu hút có lựa chọn, quản lý hiệu quả FDI. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về triển vọng FDI tại Việt Nam gắnvới những biến động nhanh chóng và khó lường của nền kinh tế thế giới, tìnhhình khu vực và những điều chỉnh chính sách trong nước từ năm 2017. Các côngtrình nghiên cứu trong nước và quốc tế chủ yếu đánh giá tác động của FDI đếntăng trưởng kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp diễn biếndòng FDI vào Việt Nam trong 30 năm để nhận dạng xu hướng FDI sau năm 2017dựa trên số liệu tổng hợp liên tục trong cả giai đoạn này của Tổng cục thống kê,Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận thựcchứng dựa trên các chỉ số đánh giá FDI có tính phổ biến như quy mô vốn FDIđăng ký và thực hiện, cơ cấu đầu tư theo đối tác, địa phương, ngành kinh tế, hìnhthức đầu tư, tỷ trọng của xuất khẩu các doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạchxuất khẩu để đưa ra triển vọng FDI trong giai đoạn đến năm 2025. FDI đăng ký tại Việt Nam tăng ổn định trong vòng 30 năm (1988 - 2016) Trung bình mỗi năm, vốn FDI đăng ký tăng trưởng trung bình 10-15%/năm,trừ năm 2008 là thời điểm một năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên Tổchức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn FDI trongkhu vực châu Á với thị trường 92 triệu dân, cơ cấu dân số vàng và giá lao động rẻ.Vốn đăng ký tăng lên liên tục thể hiện lòng tin ngày càng cao của nhà đầu tư nướcngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam. Trong giai đoạn 1988 - 2006, quy mô bìnhquân vốn FDI đăng ký hàng năm của cả nước là 4,14 tỷ đô-la Mỹ còn trong giai1 Tập đoàn Sumsung tăng thêm 2,5 tỷ đô-la vốn FDI đầu năm 2017 chủ yếu vào sản xuất và xuấtkhẩu linh kiện điện tử. 106đoạn 2007 - 2016, con số này là 22,7 tỷ đô-la Mỹ, gấp khoảng 5,5 lần so với giaiđoạn trước. Nguyên nhân của quy mô vốn FDI đăng ký tăng cao là do vốn FDIđăng ký năm 2008 tăng với con số kỷ lục (trên 71,7 tỷ đô-la Mỹ) làm tăng caoquy mô vốn đăng ký bình quân của cả giai đoạn (Hình 1). Tuy nhiên, vốn FDIđăng ký chỉ là khoản vốn cam kết trên giấy tờ, chưa phải là khoản vốn thực sựđưa vào Việt Nam như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ nhưng lại là consố phản ánh tiềm năng về quy mô thu hút FDI. Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 1: Vốn FDI đăng ký có xu hướng tăng lên liên tục trong 30 năm Các đối tác FDI của Việt Nam đến từ 116 quốc gi ...