Danh mục tài liệu

[Triết Học] Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - GS,TS. Đỗ Nguyên Phương phần 7

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.12 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn học chủ nghĩa xã hội khoa học ở đây chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề cơ cấu xã hội - giai cấp. Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối quan hệ giữa chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
[Triết Học] Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - GS,TS. Đỗ Nguyên Phương phần 7địa lý), cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội -tôn giáo,... Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn học chủ nghĩa xã hội khoahọc ở đây chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề cơ cấu xã hội - giai cấp. Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội vàcác mối quan hệ giữa chúng. Đó là các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, địavị chính trị - xã hội,... Cơ cấu xã hội - giai cấp vừa phản ánh sự tồn tại xãhội và vừa tác động lại sự phát triển của xã hội. C. Mác đã từng nói rằng:lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giaicấp và V.I. Lênin cũng nói: kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biếnđổi, nếu không tìm hiểu những biến đổi này thì không thể tiến được mộtbước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. b) Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội - Cùng một con người sẽ thuộc về nhiều cộng đồng người khác nhautheo các hình thức phân chia khác nhau (thuộc về một giai cấp, tầng lớp,một nhóm nghề nghiệp, một địa bàn cư trú, một tôn giáo hoặc không theotôn giáo nào,...). Các loại hình của cơ cấu xã hội có mối quan hệ với nhauvà tác động qua lại lẫn nhau. - Trong xã hội có giai cấp, thì cơ cấu xã hội - giai cấp là loại hình cơbản và có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác,vì trong quan hệ về mặt giai cấp của một xã hội quy định sự khác nhau vềđịa vị kinh tế, về quyền sở hữu tư liệu sản xuất, mối quan hệ xã hội giữangười với người trong hệ thống sản xuất, tổ chức lao động và phân phối thunhập. ở các loại hình cơ cấu xã hội khác không có được các mối quan hệquan trọng và quyết định trên đây. Từ đó cho thấy cơ cấu xã hội - giai cấpcó liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị và nó quyết định đến bản chấtvà xu hướng vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác. Mỗi xã hội cóphân chia giai cấp đều có cơ cấu xã hội - giai cấp đặc trưng của mình, nó thểhiện cho sự khác nhau về chất giữa cơ cấu xã hội này với cơ cấu xã hộikhác. - Xuất phát từ cơ cấu xã hội - giai cấp mà người ta xây dựng các chínhsách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi xã hội trong từng giai đoạncụ thể. Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp là có ý nghĩa quan trọng, songkhông được tuyệt đối hoá, tức là chỉ thấy và dựa vào cơ cấu xãhội - giai cấp, coi nhẹ các loại cơ cấu xã hội khác; cũng không thể tuỳ tiệnxoá bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội bằng biện pháp giản đơntheo ý muốn chủ quan. 108 2. Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội a) Xu hướng chủ yếu - Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mốiquan hệ với tư liệu sản xuất. Xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dầnhoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao. Với chủtrương phát triển nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hoá chế độ sở hữu, tồntại nhiều thành phần kinh tế, liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh,tạo điều kiện cho các thành phần xã hội tồn tại bên nhau, xích lại gần nhau,đan xen lẫn nhau để cùng phát triển. - Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầnglớp. Xu hướng này thể hiện thông qua việc phát triển cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triểnlực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt giữa các lựclượng xã hội trong quá trình lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho xu hướnghội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. - Sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùnggiữa các giai cấp và tầng lớp. Xu hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đếnviệc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả laođộng và hiệu quả kinh tế. - Sự xích lại gần nhau về tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giaicấp, tầng lớp. Xu hướng này thể hiện trực tiếp thông qua cuộc cách mạngxã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá. Từ đó tác động đến sựxích lại gần nhau và xoá bỏ dần mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn,giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Những xu hướng trên đây không tách rời nhau và được thể hiện trên cáclĩnh vực chính trị, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chấtvà tinh thần của xã hội. b) Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp - Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp được quy định bởi biến độngcơ cấu kinh tế, cụ thể là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơchế hành chính, kinh tế - xã hội. Yếu tố kinh tế luôn giữ vai trò quyết địnhđối với các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ tồn tại nhiều thành phần kinhtế tất yếu đưa tới cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng và phức tạp. Trong thờikỳ này có những giai cấp, tầng lớp của cơ cấu xã hội - giai cấp mới và cũ,có đông đảo nhâ ...