Danh mục tài liệu

Trò chơi dân gian vào trường học

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không còn cảnh nhiều học sinh rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò “bạo lực” vào giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, túm tụm chơi ô ăn quan, cờ cá ngựa... Các bạn nhỏ biết giờ ra chơi nay không còn đơn điệu nữa, trước mặt là hàng loạt trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn. Chơi mà học sinh lớp 2/5, đã vội kéo nhóm bạn của mình đến ngay chỗ nền gạch có vẽ sẵn trò chơi ô ăn quan. Một mớ sỏi trắng được để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò chơi dân gian vào trường học Trò chơi dân gian vào trường họcKhông còn cảnh nhiều học sinh rượt đuổi nhau, nghịch pháhoặc chơi các trò “bạo lực” vào giờ ra chơi. Thay vào đó, sântrường rộn rã những nhóm nhảy lò cò, túm tụm chơi ô ănquan, cờ cá ngựa...Các bạn nhỏ biết giờ ra chơi nay không còn đơn điệu nữa, trướcmặt là hàng loạt trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn.Chơi mà họcsinh lớp 2/5, đã vội kéo nhóm bạn của mình đến ngay chỗ nềngạch có vẽ sẵn trò chơi ô ăn quan. Một mớ sỏi trắng được để sẵngần đó để trò chơi luôn trong tư thế sẵn sàng. Minh An nhoẻnmiệng cười tươi: “Vui lắm! Trò này trước đó con chỉ được nhìnthấy trên tivi thôi chứ chưa bao giờ được chơi. Giờ thì ngày nàocon cũng rủ bạn chơi. Vừa chơi vừa được học làm toán nữa”.Đến khi gần “kết thúc trận đấu”, thành viên nào cũng căng mắtnhìn từng ô xem còn được bao nhiêu để tính đường đi tiếp, cóthành viên không ngớt lẩm bẩm tính toán cộng trừ. Giờ ra chơiđược quy định 30 phút nhưng nhóm dành đến hơn 20 phút đểchơi trò ô ăn quan.Những học sinh nam thích chạy nhảy hơn lại xúm xít nhau vớitrò nhảy lò cò. Cả sân trường được vẽ khá nhiều ô chơi trò nàynhưng dường như vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu và sự háo hứccủa các em, mặc dù được đưa vào trường cách đây hơn ba tháng.Khi thiếu miếng ném, nhiều em tận dụng cả dép của mình đểchơi. “Mấy bạn nam trong lớp em rất thích trò này, còn các bạn gáilại chọn trò nhảy dây vì nữ tính lại rèn luyện sức khỏe”. Vykhoe: “Từ khi học được trò này ở trường, em mang về chơi vớinhóm bạn cùng khu phố và ai cũng thích thú”.sau giấc ngủ trưa, chuẩn bị vào giờ học buổi chiều, học trò cũngkhởi động bằng những trò chơi dân gian thú vị. Nhóm bạn gáinhảy lò cò, những bạn khác lấy ống tre đựng các hạt sỏi chơi tròô ăn quan. Trong các lớp trò chơi banh đũa cũng rộn ràng vớinhững đợt tâng bóng bắt đũa của các bạn. Những tràng pháo taycổ vũ khi bạn mình vượt qua những nấc quan trọng làm tăngthêm tình đoàn kết.Rèn kỹ năngNhà trường đã trang bị dụng cụ và đặt dọc theo các hành langlớp học. Học sinh tự lấy chơi và tự dọn dẹp, cất lại chỗ cũ. Tấtcả những việc làm này cũng là cách rèn cho học sinh kỹ năngsắp xếp gọn gàng, lấy chỗ nào để lại chỗ ấy.Là một trong những thầy cô tổng hợp các trò chơi dân gianthành “thư viện trò chơi” và tập cho học sinh chơi, cô Xuân ThịChâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/2, cho biết: “Ngoài việc tạosân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, chúng tôi còn mong muốnchuyển tải những câu chuyện để giúp các em rèn luyện kỹ năngtrong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau,không quá ăn thua để đánh mất tình bạn...”.