Danh mục tài liệu

Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 4: Về 'dễ hiểu' và 'khó hiểu'

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 702.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàng Nhất Linh bên một phần bộ sưu tập kỷ vật chiến tranhVỀ “DỄ HIỂU” VÀ “KHÓ HIỂU”.. NT: Trong những tác phẩm của anh có một điều có thể coi là ưu điểm, đó là chúng rất ấn tượng về thị giác và rất dễ hiểu. Anh nghĩ gì về điều này? Nhất Linh: Một tác phẩm thị giác gây ấn tượng về thị giác, đó là điều tôi luôn hướng tới, nhưng đó là điều hết sức bình thường. Nhưng yếu tố “dễ hiểu” nhất định không phải là một ưu điểm. Thật ra trong một số sắp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 4: Về “dễ hiểu” và “khó hiểu” Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 4: Về “dễ hiểu” và “khó hiểu”Bàng Nhất Linh bên một phần bộ sưu tập kỷ vật chiến tranhVỀ “DỄ HIỂU” VÀ “KHÓ HIỂU”.NT: Trong những tác phẩm của anh có một điều có thể coi là ưu điểm,đó là chúng rất ấn tượng về thị giác và rất dễ hiểu. Anh nghĩ gì về điềunày?Nhất Linh: Một tác phẩm thị giác gây ấn tượng về thị giác, đó là điềutôi luôn hướng tới, nhưng đó là điều hết sức bình thường. Nhưng yếu tố“dễ hiểu” nhất định không phải là một ưu điểm. Thật ra trong một sốsắp đặt của tôi, nó là một khuyết điểm thì đúng hơn. Như nhớ lại, triểnlãm thứ hai của tôi thì tốt hơn một chút. Nhưng triển lãm đầu thì khôngtốt lắm, các sắp đặt trong đó có chất lượng không đều, ví dụ như cái giátháp chẳng hạn, nó hơi yếu…Khi có điều kiện để bắt tay vào thực hiện triển lãm đầu tiên. Tôi đãnghĩ, mình sẽ bắt đầu như thế nào? Cảm giác của tôi có lẽ gần giốngvới những họa sỹ Việt Nam thời Đông Dương lần đầu làm việc với sơndầu. Họ làm việc với một chất liệu mới. Tôi cũng vậy. Không thể phủnhận sắp đặt là một chất liệu ngoại nhập. Những họa sỹ Đông Dươngđầu tiên không vẽ những bức tranh Trừu tượng, mà hình như sớm nhấtTạ Tỵ đã vẽ chúng vào những năm 50.Nghệ thuật đi từ thẩm mỹ giản đơn và trực tiếp nhất như trong nhữngbức tranh tĩnh vật tả thực, tới những vùng không dễ hiểu của con người,như những ẩn ức mà Freud khảo cứu ta được xem qua tranh Dali, haynhững cảm giác trừu tượng của Kadinsky. Đó là một quá trình của sựtư duy, thực hành của nghệ sỹ và song song với nó là sự làm quen củangười xem.Tôi nghĩ có lẽ mình nên bắt đầu với những sắp đặt có thẩm mĩ đơngiản, và cấu tứ sơ đẳng nhất. Nó giống như việc làm những bài họcthực hành cho bản thân. Nếu bắt đầu ngay bằng những thứ quá caosiêu, có thể nếu có sai sót, sai sót ấy sẽ lớn hơn. Đâu phải tốt nghiệp đạihọc Yết Kiêu là không phải học nữa, và nghiễm nhiên thành nghệ sỹrồi. Tôi nghĩ mình cần tiếp xúc với vật liệu, với công việc… rồi sẽ dầndần tự nâng cao thêm kĩ năng. Như vậy tôi có được bài học cơ bản chobản thân, và có lẽ sẽ góp thêm vào không khí mỹ thuật những thứ “dễxem” để không hẳn cần phải am hiểu quá sâu sắc về mỹ thuật thì ngườita cũng có thể xem được.NT: Triển lãm đầu của anh ngay khi vừa ra đã nhận được phản hồitích cực và đầy thiện cảm từ người xem…Sắp đặt dùng hình thức chiếu bóng trong solo lần 1 của Nhất Linh –Vietart Centre 2009.Nhất Linh: Cảm giác của tôi thực ra là một cảm giác ngượng nghịu thìđúng hơn, nó giống như cảm giác của một thằng bé giải một bài toánvỡ lòng mà được khen. Trong khi thực ra nó biết chắc rằng toán học làcái gì đó rất rộng lớn và nó đang đứng ở bài toán ABC nhất.Khái niệm “dễ hiểu” mà chị nói thực ra không phải là một hằng số, nórất tương đối và còn tùy vào người xem khác nhau. Woflgang Labb,nghệ sỹ người Đức có những sắp đặt làm từ phấn hoa, một khối lượngphấn hoa khổng lồ phủ trên nền phòng triển lãm, hay một tảng đá phủsữa. Tôi chắc rằng nếu ông bày chúng ở Việt Nam, người xem sẽ đặt vôsố câu hỏi. Tại sao ông ấy để phấn hoa ra đó? Nó có nghĩa là gì?Nhưng người xem của ông ta say mê chúng. Họ đứng hàng giờ trướcphấn hoa hay phiến đá sữa đó. Có thể họ tìm thấy ở đó một cảm giácmà họ chưa được trải qua. Hay nhìn thấy phần nào đó sâu trong conngười mà họ còn thiếu trong cuộc sống công nghiệp của họ. Họ đứngđó, và để ngũ quan cảm nhận mùi hương của phấn hoa, nhìn và sờchúng…Nghệ thuật đôi khi đơn giản là cảm giác, chúng không nhất thiết phải làthứ có thể diễn giải bằng lời...“Hà Nội” - Sắp đặt với 100 tháp rùa của Bàng Nhất Linh trong solo2009.NT: Tôi hiểu phần nào ý của anh, và anh muốn đi vào những”bàitoán” nâng cao, khó hơn, và cũng khó hiểu hơn?Nhất Linh: Tôi không định nói rằng đi xa hơn là khó hiểu hơn, cũng cónhững bài toán cao cấp giải quyết những vấn đề rất đơn giản. Nhưngquả tình là đôi khi đi tới trong một lĩnh vực nào đó, có thể bạn sẽ khôngđược nắm bắt bởi số đông khán giả nữa. Chị có nhận ra, những bài toánnhiều người hiểu và giải được, thậm chí nhiều người dùng nhất lànhững bài toán giản đơn nhất. Bài toán của Ngô Bảo Châu có lẽ khôngnhiều người có thể nắm được nó một cách tỏ tường, và tôi chắc khôngnhiều người có thể dùng nó. Vậy mà người ta luôn phải cố gắng đi xahơn như vậy.Có lúc tôi nghĩ rằng nghệ thuật hay toán học, vật lý, triết học… chúngđược viết bằng những ngôn ngữ khác nhau. Nhưng chúng cũng cónhững điểm chung, sinh ra từ những điều giản đơn nhất. Những đơn vịcơ bản, những quy ước… Có lẽ nếu cứ đi mãi, tất cả chúng rồi sẽ gặpnhau ở một điểm nào đó.NT: Nhưng tôi cảm giác rằng, cũng có những tác phẩm mà rõ ràngngười ta cố tình gây khó hiểu cho người xem?Nhất Linh: Tất nhiên, tôi và chị cũng biết rằng, có những bài toán khóhiểu vì người làm ra nó không muốn người khác hiểu, ai đó có thể cốtình tạo ra sự khó hiểu để dọa nạt những người không chuyên về toán.Nhưng đấy ...