Danh mục tài liệu

Trò vui củng cố kĩ năng nghe cho bé

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.05 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng giống như việc rèn luyện sức khỏe cho cơ thể, kĩ năng nghe của bé cần được trau dồi thường xuyên. Một vài trò chơi và hoạt động dưới đây sẽ giúp bạn củng cố kĩ năng nghe của bé. Do các bé phát triển theo nhiều cách khác nhau vì thế mà bạn hãy lựa chọn những hoạt động phù hợp với bé: 1. Nói với bé hàng ngày Kể cho bé nghe câu chuyện thú vị mà bạn đọc được trên báo hoặc miêu tả lại cuộc trò chuyện giữa bạn và mọi người ở cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò vui củng cố kĩ năng nghe cho bé Trò vui củng cố kĩ năng nghe cho bé Cũng giống như việc rèn luyện sức khỏe cho cơ thể, kĩ năng nghe củabé cần được trau dồi thường xuyên. Một vài trò chơi và hoạt động dưới đây sẽ giúp bạn củng cố kĩ năngnghe của bé. Do các bé phát triển theo nhiều cách khác nhau vì thế mà bạnhãy lựa chọn những hoạt động phù hợp với bé: 1. Nói với bé hàng ngày Kể cho bé nghe câu chuyện thú vị mà bạn đọc được trên báo hoặcmiêu tả lại cuộc trò chuyện giữa bạn và mọi người ở cơ quan. Khi bạn đimua quần áo cho bé, bạn hỏi bé xem có đi c ùng bạn hay không. Bé thíchmặc quần áo như thế nào, bày tỏ quan điểm của bé đối với các màu sắc, cáckiểu dáng quần áo. Nếu như bạn đang phải bận bịu làm bữa tối, đừng quênnói chuyện với bé. Bạn có thể nói với bé về tác dụng của các loại rau, cáchnấu nướng… Bạn nghĩ rằng, dường như bé không quan tâm tới vấn đề này lắm.Nhưng bạn đã lầm. Một lúc nào đó, bé sẽ nhắc lại những gì bạn đã nói vớibé cho người khác nghe. Bé luôn biết cách tạo bất ngờ cho bố mẹ bằng cáchhọc lỏm của mình. Vì thế mà bạn nên chú ý tới những lời nói của mình. 2. Khiến việc đọc trở thành một hoạt động tương tác Khi đọc sách cho bé nghe, trước khi mở sang trang khác, hãy dừng lạimột chút và hỏi: “Sóc yêu của mẹ, con có biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theokhông nào?”. Khi bé trả lời, bạn hãy hỏi tiếp: “Tại sao Sóc lại nghĩ thếnhỉ?”. Lắng nghe bé giải thích câu trả lời của bé và nếu như bé còn lưỡng lựchưa trả lời được thì hãy cổ vũ để bé có thể nói lên những suy nghĩ củamình. 3. Giúp bé đoán kết thúc của câu chuyện Đọc sách cho bé là một hoạt động bổ ích, cần làm thường xuyên songbạn phải có mẹo đọc để kích thích bé. Trước khi đọc đến trang cuối, bạn hãyhỏi bé xem, kết thúc của câu chuyện sẽ là gì. Nhiều khi bé sẽ nghĩ ra kếtthúc câu chuyện mà bạn không ngờ tới, một kết thúc có khi rất ngây ngônhưng thú vị. Kĩ năng này giúp cho bé làm văn ở các lớp lớn hơn. 4. Đưa bé tới thăm lại trường học mà bạn từng học Kể về những câu chuyện về trường xưa, lớp cũ, những thành tích họctập cùng với những trò vui của bạn. Bạn chú ý nên dừng lại ở những từ khóacủa câu chuyện để khi kết thúc chuyến đi, bạn hỏi lại bé xem khả năng nghevà tiếp thu của bé đến đâu. 5. Nghe đọc truyện cùng nhau Trên đài phát thanh hoặc trên internet có các chương trình đọc truyệncho bé. Hãy cùng nhau nghe mỗi buổi tối và có thể trao đổi về kết thúc câuchuyện, về tại sao họ lại làm thế này mà không làm thế kia… 6. Nghe nhạc Bé học những kĩ năng vận động có thể từ những bài hát, hãy giúp bélắng nghe giai điệu của bài hát, điệu nhạc để cùng luyện tập. Sự giao tiếp của bạn và bé chính là chìa khóa yêu thương. 7. Chơi trò đoán qua âm thanh Bạn có thể nghĩ đây là trò chơi quá cũ rồi nhưng đối với bé, chẳng cógì là cũ cả. Bạn có thể giả điệu tiếng bất kì con vật, đồ đạc gì để bé đoán. 8. Nấu ăn cùng nhau Tìm một công thức nấu ăn đơn giản để hai mẹ con cùng nấu. Bạn đọcto hướng dẫn, ví dụ như cần 1 quả cà chua, 2 củ hành chẳng hạn…, bé sẽ đilấy cho bạn. Lúc này, bé sẽ học được cả những con số lẫn kĩ năng nghe bạnchỉ đạo nữa. 9. Dùng máy ghi âm Bé có thể uể oải khi nghe tiếng mẹ la ó: “Sóc ơi, dậy đi nào, sáng rồi!”nhưng bé lại thích thú và có khi bật dậy ngay khi nghe tiếng gọi phát ra từmột chiếc máy ghi âm hình ếch cốm ngộ nghĩnh. 10. Chơi trò kể tiếp chuyện Tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham gia trò chơi. Ví dụ,một người bắt đầu kể “Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé…”. Người thứ haikể tiếp vào câu đó… Cứ thế, thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trò chơi này đòi hỏi bé phải nghe toàn bộ mọi người nói nên rất cóích để trau dồi kĩ năng nghe cho bé.