Danh mục tài liệu

Trực quan hóa dữ liệu với Microsoft Power BI

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.93 KB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Trực quan hóa dữ liệu với Microsoft Power BI" thảo luận về trực quan hóa dữ liệu với công cụ Power BI, đồng thời sử dụng bộ dữ liệu bán hàng trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của một đơn vị kinh doanh để tiến hành trực quan hóa dữ liệu kinh doanh của công ty, qua đó, thu được cái nhìn trực quan về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, các kết quả về xu hướng bán hàng trong khoảng thời gian này, cũng như nhận thấy được tính hữu ích của việc trực quan hóa dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trực quan hóa dữ liệu với Microsoft Power BI TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU VỚI MICROSOFT POWER BI ThS Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt Nguyễn Chí Đạt Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Trực quan hóa dữ liệu là một quá trình để hiểu được ý nghĩa của dữ liệu thông qua ngữ cảnh trực quan dưới dạng các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh. Việc trực quan hóa dữ liệu cho phép các xu hướng và mô hình dễ dàng được nhìn thấy hơn. Bài viết thảo luận về trực quan hóa dữ liệu với công cụ Power BI, đồng thời sử dụng bộ dữ liệu bán hàng trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của một đơn vị kinh doanh để tiến hành trực quan hóa dữ liệu kinh doanh của công ty, qua đó, thu được cái nhìn trực quan về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, các kết quả về xu hướng bán hàng trong khoảng thời gian này, cũng như nhận thấy được tính hữu ích của việc trực quan hóa dữ liệu. Từ khóa: trực quan hóa dữ liệu, Microsoft Power BI, dashboards, data visualization, visualization 1. Giới thiệu Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, doanh nghiệp phát sinh dữ liệu mỗi ngày và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, dữ liệu chỉ là những sự kiện về khách hàng, hoạt động của doanh nghiệp. Để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, cũng như có thể thấu hiểu chính xác và sâu sắc về vấn đề cần nhận định, doanh nghiệp cần phải biến đổi nguồn dữ liệu này thành những thông tin hữu ích. Việc đạt được cái nhìn sâu sắc về tình hình kinh doanh có thể là chất xúc tác để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi một lượng lớn dữ liệu gia tăng, việc khai thác, sử dụng nguồn dữ liệu này trở nên khó khăn hơn với người dùng doanh nghiệp. Trực quan hóa dữ liệu (data visualization) là kỹ thuật trình bày dữ liệu dưới dạng hình ảnh hoặc đồ họa, thông thường là qua các biểu đồ, đồ thị hoặc dưới dạng các báo cáo tổng quan - Dashboard, nhằm truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đến người dùng. Các biểu diễn đồ họa của dữ liệu cung cấp cho người đọc báo cáo những thông tin quan trọng khó có thể nhận thấy ngay lập tức trong dữ liệu thô, giúp đưa ra quyết định dễ dàng hơn (Matthew và cộng sự, 2016; Tableau, n.d.). Bộ não con người xử lý thông tin hình ảnh tốt hơn từ ngữ, đồng thời với lượng dữ liệu lớn như ngày nay, trực quan hóa dữ liệu thật sự có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp hiện nay đều cần trực quan hóa dữ liệu nhằm mục đích báo 200 - cáo nội bộ, cung cấp báo cáo cho khách hàng,… Có thể thấy tầm quan trọng của trực quan hóa dữ liệu thông qua việc ngày càng có nhiều ứng dụng hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu của doanh nghiệp. Microsoft Power BI là bộ công cụ phân tích kinh doanh thông minh, phục vụ cho việc phân tích dữ liệu, chia sẻ các thông tin hữu ích dựa trên dữ liệu và trả lời nhanh các câu hỏi đặt ra của người dùng. Bộ công cụ Power BI gồm nhiều thành phần, Power BI Service là một phần mềm dịch vụ, nơi chia sẻ với tổ chức các báo cáo, dashboard đã tạo ra. Power BI Gateway xử lý việc lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bằng các phương tiện và giao thức kết nối. Power BI Desktop là một phần mềm trên hệ điều hành Windows, cho phép tập hợp dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu, gửi các báo cáo đã tạo lên web thông qua công cụ và tính năng xuất bản (publish). Power BI apps giúp xem và truy cập các dashboard thông qua các ứng dụng di động. Bài viết tập trung thảo luận về trực quan hóa dữ liệu và quy trình trực quan hóa dữ liệu với công cụ Power BI Desktop, đồng thời sử dụng bộ dữ liệu bán hàng của một đơn vị kinh doanh để thực hiện trực quan hóa dữ liệu, qua đó, cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trả lời những câu hỏi đặt ra của người dùng; phát hiện các vấn đề, xu hướng kinh doanh; giúp người dùng đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn dựa trên số liệu, bớt dựa vào cảm tính, cũng như nhận thấy được tính hữu ích của việc trực quan hóa dữ liệu. 2. Cơ sở lý thuyết Theo Microsoft và các nghiên cứu (Hải, 2018; Bhargava và cộng sự, 2018; Bansal & Upadhyay, 2017), quá trình trực quan hóa dữ liệu có thể chia thành các bước chính sau: – Xác định yêu cầu: mục tiêu của việc trực quan hóa dữ liệu là cung cấp thông tin rõ ràng, có ý nghĩa cho người sử dụng, giúp trả lời các câu hỏi đặt ra ban đầu dựa trên số liệu thực tế. Do đó, cần xác định rõ yêu cầu của việc trực quan hóa dữ liệu là gì, đó có thể là bất kỳ câu hỏi nào của người dùng liên quan đến chuyên môn, hoạt động kinh doanh của tổ chức. – Thu thập dữ liệu: khi đã có ý tưởng về vấn đề cần làm rõ, việc tiếp theo là thu thập các dữ liệu liên quan theo mục đích đã xác định. – Xử lý, làm sạch dữ liệu: nếu dữ liệu có định dạng chưa phù hợp thì cần chuyển đổi và làm sạch để chuẩn bị cho công việc trực quan hóa dữ liệu. – Trực quan hóa dữ liệu: tạo các báo cáo thông qua các hình ảnh minh họa, đồ thị, biểu đồ,… để các đối tượng sử dụng có thể hiểu được thông điệp truyền đạt. - 201 Ngoài ra, để việc trực quan hóa dữ liệu thực sự hiệu quả, tạo cái nhìn trung thực, đúng đắn, tránh gây nhầm lẫn cho người xem, cần lưu ý một số nguyên tắc trực quan hóa dữ liệu như: trực quan hóa dữ liệu phải được hiển thị đơn giản đến mức các đối tượng không chuyên cũng có thể hiểu được thông điệp truyền đạt, cần sử dụng tốt hình ảnh trực quan (biểu đồ, màu sắc,...) để người đọc dễ dàng lĩnh hội các số liệu, thống kê phức tạp. Tiêu đề và bình luận nên được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ giúp người đọc nhanh chóng xác định thông điệp chính của hình ảnh, tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hoặc từ viết t ...

Tài liệu có liên quan: